Bản tin thị trường ngày 04/09/2018
Đồ thị ngày Vnindex phiên giao dịch 04/09/2018
Sau khi tạm thời có sắc xanh vào giữa thời gian giao dịch buổi sáng, cả Vnindex và Hnindex đã giảm xuống dưới tham chiếu với tốc độ giảm mạnh lên trong thời gian giao dịch buổi chiều. Vào thời điểm đóng cửa, cả sàn Hose và HNX giảm gần 1,4%. GTGD giảm trở lại và thấp hơn mức bình quân. Độ rộng thị trường mở rộng, đã có 25 mã tăng trần và 21 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm rõ rệt cả về tỷ trọng và giá trị. Khối này bán ròng trên sàn Hose và mua ròng trên sàn Hà Nội. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng, trong đó có giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở mã VHM và một số giao dịch thỏa thuận nhỏ hơn diễn ra ở các mã TCB; NVL và DXG.
Khối ngoại tích cực mua VHM và TCB (mua ròng ở mã VHM và mua bán cân bằng ở mã TCB). Khối ngoại tích cực mua MSN, VCB và YEG trong khi tích cực bán VNM; VRE và BID.
• Các mã ngân hàng đồng loạt giảm hôm nay, dẫn đầu là BID và CTG.
• Các mã tài chính phi ngân hàng cũng giảm hôm nay, với VND và VCI giảm mạnh nhất.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ cũng giảm, với chỉ KDF và KDC tăng ổn đinh đồng thời MCH cũng đóng cửa tăng. VNM đi ngang trong khi các mã còn lại khác giảm.
• Cổ phiếu ngành công nghệ biến động trái chiều với YEG tăng trần và FPT giảm nhẹ.
• Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với DQC và TCM tăng, trong khi AAA và HPG giảm mạnh nhất. EVE đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu dầu khí cũng biến động trái chiều với PVS và PXS tăng mạnh, trong khi PVD và PLX giảm. GAS đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với DXG; VRE và NLG giảm nhiều nhất. SJS tăng mạnh, tuy nhiên số mã giảm áp đảo số mã tăng.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và giảm hôm nay, với VHC, DPM và PAN tăng, trong khi BFC, GTN, HAG và SBT giảm. VFG và HNG đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm tiếp tục tăng, mặc dù DMC giảm.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic, ngoại trừ VSH tăng và VNS đóng cửa tại tham chiếu đồng loạt giảm trong đó VJC giảm sàn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm – Cũng giống như hôm thứ 6 tuần trước, Vnindex giảm trở lại với áp lực chốt lời mạnh lên trong thời gian giao dịch buổi chiều. Hnindex cũng giảm với mức giảm xấp xỉ Vnindex. Cổ phiếu ngành tài chính đóng góp chính vào phiên giảm hôm nay. Cổ phiếu ngành tài nguyên biến động trái chiều. Ở hầu hết các ngành, số mã giảm nhiều hơn đáng kể số mã tăng.
VHM là mã duy nhất đóng góp khoảng 0,5% giúp chặn đà giảm của sàn Hose. Cổ phiếu ngân hàng BID; CTG và VCB giảm, bên cạnh đó là VIC. Trên sàn Hà Nội, không có mã nào đóng góp nổi trội với ACB giảm.
HĐTL cả 4 kỳ hạn giảm hôm nay với mức giảm ít hơn chỉ số cơ sở VN30 và thậm chí còn đóng cửa cao hơn chỉ số cơ sở. Kỳ hạn dài nhất đóng cửa cao hơn một chút kỳ hạn ngắn nhất. Điều này cho thấy thị trường cơ sở có thể bật lại khi mở cửa phiên ngày mai. Trên thực tế điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nói chung có vẻ như trước mắt ngưỡng 1.000 là ngưỡng kháng cự về mặt tâm lý còn đường MA 200 ngày ở khoảng 1020. Chuyên viên phân tích kỹ thuật của chúng tôi cho rằng thị trường sẽ lình xình và giảm trong ngắn hạn với ngưỡng hỗ trợ đặt tại 950. Nếu thị trường giảm xuống dưới mốc này, thì về cơ bản đường MA 50 ngày sẽ là ngưỡng hỗ trợ tiếp theo (hiện ở 935).
Thị trường chứng khoán châu Á & các đồng tiền chính – Thị trường chứng khoán Châu Á ổn định hôm nay dù thị trường Phố Wall lình xình đêm qua. Về các đồng tiền, đồng USD mạnh lên hôm nay so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 95,40). So với đồng USD, đồng Euro yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1596); đồng Bảng Anh cũng yếu đi (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2849); đồng Yên yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 111,34); trong khi đó đồng NDT mạnh lên (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8236).
Giá dầu giảm sau khi tăng gần đây – Giá dầu tăng so với thời điểm viết báo thứ Sáu tuần trước với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 70,11 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường Châu Á và giá dầu Brent ở vào 78,04 USD. Thông tin trên thị trường vẫn tập trung vào khả năng các vấn đề tiền tệ hiện tại từ Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina có thể lây lan rộng hơn và ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ.
Cùng với sự không thành công của đồng tiền mã hóa Petro của Venezuela, đồng peso của Argentinia cũng giảm 0,2% trong tuần trước chỉ trong 1 vài ngày. Sau khi NHTW Argentinia nâng lãi suất từ 45% lên 60%, đồng peso phục hồi nhẹ tuy nhiên vẫn trên mức 37 peso ăn 1 USD, từ mức 18 peso ăn 1 USD trong tháng 1. Tuy nhiên, khó để có được giải pháp dễ dàng ở đây do sau một thập kỷ duy trì lãi suất 0%, Mỹ đã đảo ngược chương trình QE và bắt đầu nâng dần lãi suất.
Tin vĩ mô trong nước – NIKKEI Markit công bố PMI tháng 8 của Việt Nam đạt 53,7 điểm, giảm từ 54,9 điểm trong tháng 7. Như vậy ngành sản xuất vẫn tăng trưởng tốt và duy trì đà tăng trưởng trong 33 tháng liên tiếp mặc dù tốc độ tăng chậm lại một chút. Chỉ số PMI duy trì trên ngưỡng 50 điểm cho thấy điều kiện kinh doanh thuận lợi và ngày càng mở rộng, với tâm lý tích cực.
Sản lượng, đơn hàng mới và đơn hàng xuất khẩu mới vẫn duy trì đà tăng mạnh. Đơn hàng mới tiếp tục tăng mặc dù đà tăng chậm lại một chút. Và xu hướng tương tự ở sản lượng và đơn hàng xuất khẩu mới với đà tăng cũng chậm lại.
Việc làm và tồn kho tăng trong khi số lượng công việc chưa thực hiện giảm nhẹ. Cùng đà tăng mạnh của đơn hàng mới, thì các nhà sản xuất cũng tăng tuyển dụng nhân công theo lượng công việc. Đáp ứng nhu cầu tăng từ các đơn hàng mới và dự kiến công suất mới đi vào hoạt động, hoạt động mua hàng tiếp tục tăng trong tháng 8. Tồn kho nguyên liệu tăng tháng thứ 5 liên tiếp. Số lượng công việc chưa thực hiện giảm nhẹ tháng thứ 3 liên tiếp.
Tin vĩ mô thế giới – Vào hôm thứ 2, PMI Nikkei ngành sản xuất của Nhật Bản trong tháng 8 tăng lên 52,5; nói chung sát với kỳ vọng của thị trường và cao hơn một chút mức 52,3 đạt được trong tháng 7. Như vậy ngành sản xuất đã tăng trưởng được 2 năm, là thời gian tăng trưởng liên tục dài nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tại Châu Âu, PMI IHS Markit ngành sản xuất giảm từ 55,1 trong tháng 7 xuống còn 54,6 trong tháng 8, sát kỳ vọng thị trường. Điều này đánh dấu tốc độ tăng trưởng yếu nhất của ngành sản xuất khu vực này kể từ tháng 11 năm 2016.
Một dấu hiệu cho thấy chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế là PMI Caixin ngành sản xuất của Trung Quốc giảm xuống mức thấp của 14 tháng là 50,6 trong tháng 8 từ 50,8 trong tháng 7. Đơn hàng mới tăng với tốc độ yếu nhất kể từ tháng 5/2017, đơn hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ 5 liên tiếp và việc làm cũng giảm. Trong khi đó PPI khu vực Eurozone tăng 4% so với cùng kỳ trong tháng 7, cao hơn mức 3,6% tháng trước đó và kỳ vọng của thị trường là 3,8-3,9%.
Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans hôm thứ 6 đã nhắc lại phát biểu trước đó trong tuần là ông chưa nhìn thấy “rủi ro quá lớn của việc bùng phát lạm phát…” Điều này khẳng định lại một điều là FOMC thấy rằng có thể tăng dần lãi suất trong khi theo dõi áp lực lạm phát.
Cuối cùng, như đã đề cập, vấn đề tại các nền kinh tế mới nổi vẫn tồn tại. Vào hôm thứ 2, CPI của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 8 tăng 17,9% so với cùng kỳ; tăng từ mức 15,9% trong tháng 7. Giá cả những mặt hàng nhạy cảm với tỷ giá như vận tải và năng lượng tăng trước sự giảm giá của đồng lira. NĐT sẽ theo dõi sát để xem NHTW sẽ làm gì với lãi suất trong cuộc họp sắp tới vào ngày 13/9. NĐT kỳ vọng lãi suất tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng do những biện pháp thực hiện cho đến nay không có nhiều tác dụng trong việc ổn định tình hình. Trên thực tế ngoài đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, còn có các đồng tiền khác đã giảm giá đáng kể trong năm nay, gồm đồng rial của Iran, đồng ruble của Nga, đồng rupee của Ấn Độ, đồng peso của Argentina, đồng peso của Chile, đồng yuan của Trung Quốc và đồng rand của Nam Phi. Khi các biện pháp kích thích tài khóa tại Mỹ giảm tác động và lãi suất tăng, thì sự mạnh lên của đồng USD sẽ tiếp tục là nguy cơ đối với các nền kinh tế mới nổi.
HCM – Thị trường giảm mạnh hôm nay với GTGD thu hẹp, đạt 3.905,96 tỷ đồng (tương đương 167,93 triệu USD). VN index giảm 1,37% kết thúc phiên với 975,94 điểm. 105 mã tăng trong đó có 10 mã tăng trần và 190 mã giảm trong đó có 10 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 8,99% giá trị mua vào và 9,16% giá trị bán ra của toàn thị trường.
Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra giảm thêm về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại bán ròng với giá trị 6,298 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 31 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.
Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã MSN; VHM; TCB; VCB và YEG. Họ cũng bán ra nhiều VHM; VNM; TCB; VRE và BID. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra kém sôi động trong ngày hôm nay với 1 giao dịch siêu lớn; 3 rất lớn; 4 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 6,73% tổng GTGD toàn thị trường.
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 480.320 cổ phiếu VNM; 1.335.000 cổ phiếu TCB; 495.000 cổ phiếu NVL; 960.000 cổ phiếu DXG và 270.000 cổ phiếu VCI trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay. Mức độ tham gia giao dịch thỏa thuận của NĐTNN giảm và khối này tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VHM & TCB và 5 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.
CCQ E1VFVN30 giảm 0,94% hôm nay, xuống 15.800đ.
Hà Nội – Sàn Hà Nội giảm trong phiên hôm nay với GTGD đạt 751,31 tỷ đồng, tương đương 32,3 triệu USD. HNIndex giảm 1,39% xuống 111,23 điểm. 80 mã tăng giá trong đó có 15 mã tăng trần và 81 mã giảm trong đó có 11 mã giảm sàn.
Khối ngoại chiếm 4,31% giá trị mua vào và 1,89% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 18,220 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 14 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 2,74% tổng GTGD toàn thị trường. Hoạt động giao dịch thỏa thuận hôm nay diễn ra sôi động hơn.
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 400.000 cổ phiếu SHS; 65.022 cổ phiếu SHB và 267.000 cổ phiếu PHC và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.
Trân trọng và chúc sức khỏe./.