Bản tin thị trường ngày 05/09/2018
Đồ thị ngày Vnindex phiên giao dịch 05/09/2018
Phiên hôm nay tiếp tục lặp lại hình mẫu của hai phiên trước. Theo đó sau khi tạm thời có sắc xanh vào đầu phiên và vào giữa thời gian giao dịch buổi sáng, thì cả Vnindex và Hnindex đã giảm xuống dưới tham chiếu với tốc độ giảm mạnh lên trong thời gian giao dịch buổi chiều. Vnindex và Hnindex đóng cửa giảm hơn 0,5%. GTGD hồi phục nhưng vẫn thấp hơn bình quân gần đây. Độ rộng thị trường tiếp tục thu hẹp với chỉ 20 mã tăng trần trong khi có 15 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN thấp. Và khối này bán ròng mạnh trên sàn Hose nhưng mua ròng trên sàn Hà Nội. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn trong ngày hôm nay với giao dịch thỏa thuận rất lớn đã diễn ra ở mã TCB và giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở một số mã khác là MSN; VJC và VNM.
Khối ngoại tích cực mua và bán VHM (bán ròng mã này). NĐTNN cũng tích cực mua VIC; MSN; HPG và VJC; đồng thời tích cực bán VNM; NVL; VCB và GEX.
• Các mã ngân hàng giảm trở lại, với chỉ BID và CTG biến động trái chiều và đóng cửa tăng.
• Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều và giảm hôm nay với PVI; SSI và VND tăng trong khi BVH; HCM và VCI giảm.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ giảm trở lại với mã nổi bật hôm qua KDC vẫn tăng. Tuy nhiên, ngoài MCH đóng cửa tại tham chiếu, các mã còn lại giảm.
• Cổ phiếu ngành công nghệ biến động trái chiều với YEG tăng trần trong khi FPT giảm mạnh.
• Cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm, dẫn đầu là PVD và GAS.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng tiếp tục giảm hôm nay, với CTI; SJS và VRE giảm mạnh nhất. CII, CTD và VHM là những mã hiếm hoi tăng.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản, ngoại trừ SBT và VHC tăng trong khi VFG và HNG đóng cửa tại tham chiếu, tiếp tục giảm với mức độ lớn hơn hôm nay.
• Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với TCM và AAA tăng trong khi HHS và NKG giảm. BMP và DQC đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm hôm nay, ngoại trừ TRA tăng tốt.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic cũng biến động trái chiều với VJC và VSC tăng mạnh bù đắp với mức giảm của HVN và ACV. PPC và VNS đóng cửa tại tham chiếu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm – Mặc dù mức độ giảm ít hơn phiên hôm qua nhưng cả Vnindex và Hnindex giảm với áp lực chốt lời mạnh lên trong thời gian giao dịch buổi chiều. Vnindex và Hnindex đóng cửa giảm 0,68-0,77%. Cổ phiếu ngành tài nguyên cùng với cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng, BĐS và xây dựng đã góp phần đẩy Vnindex giảm hôm nay. Bên cạnh đó là cả cổ phiếu ngân hàng vốn là một trong những nguyên nhân chính của phiên giảm hôm qua. Nói chung cổ phiếu vốn hóa lớn đã dẫn dắt phiên giảm điểm hôm nay.
VJC hồi phục và đóng góp nhiều nhất giúp chặn đà giảm của Vnindex. Tiếp ngay sau đó là BID. Ngoài ra GAS và VNM cũng có đóng góp gần tương đương. Trên sàn Hà Nội không có mã nào đóng góp nổi trội trong bối cảnh ACB; PVS và PHP giảm.
HĐTL cả 4 kỳ hạn giảm ít hơn chỉ số cơ sở VN30 trong phiên hôm nay với hợp đồng 3 kỳ hạn đóng cửa cao hơn VN30. Các HĐTL đóng cửa theo thứ tự ngược với kỳ hạn dài đóng cửa thấp hơn một chút kỳ hạn ngắn. Đây là tín hiệu tiêu cực một chút cho thấy thị trường có thể sẽ mở cửa giảm trong phiên ngày mai mặc dù điều này luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
GTGD vẫn ở mức thấp, NĐTNN tiếp tục bán ròng, căng thẳng trên thế giới đến từ chiến tranh thương mại vẫn còn đó, đồng tiền các nền kinh tế mới nổi vẫn gặp vấn đề cộng với nhiều vấn đề khác trong khi hiện đã cạn kiệt những thông tin tích cực trong nước nhằm đối trọng với những nhân tố tiêu cực kể trên. Do vậy có vẻ như hiện thiếu động lực để thị trường tăng nhiều trong ngắn hạn.
Thị trường chứng khoán châu Á & các đồng tiền chính – Thị trường chứng khoán Châu Á quay đầu và đồng loạt giảm hôm nay khi thị trường Phố Wall giảm đêm qua. Về các đồng tiền, đồng USD mạnh lên một chút hôm nay so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 95,53). So với đồng USD, đồng Euro yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1569); đồng Bảng Anh cũng yếu đi với mức giảm nhỏ hơn nhiều (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2841); đồng Yên yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 111,44); trong khi đó đồng NDT cũng yếu đi (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8359).
Giá dầu giảm sau khi tăng gần đây – Giá dầu giảm so với thời điểm viết báo hôm qua, với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 69,35 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường Châu Á trong khi giá dầu Brent cũng giảm nhưng với mức độ nhỏ hơn, ở vào 77,82 USD/thùng. Tách rời khỏi tâm lý tiêu cực gần đây xoay quanh vấn đề tiền tệ, Barclay’s đã nâng đáng kể dự báo giá dầu Brent và dầu WTI cho giai đoạn 2020-2025; dự báo giá dầu có thể đạt 75 USD/thùng hoặc hơn. Mặc dù cho rằng đây không phải là khởi đầu cho giai đoạn bùng nổ giá dầu, cơ quan này chỉ ra rằng đầu tư suy giảm kể từ năm 2014 nhiều khả năng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung.
Các nhà sản xuất dầu ở Trung Đông kém lạc quan hơn một chút và bày tỏ những lo ngại về khả năng nhu cầu nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ giảm trong ngắn hạn do căng thẳng tranh chấp thương mại với Mỹ, và trong trung hạn do những thay đổi về nguồn phát điện của Trung Quốc cũng như hiệu quả sử dụng năng lượng được cải thiện. Trong dài hạn, Ấn Độ dự kiến sẽ tăng tiêu thụ thêm 3,5 triệu thùng/ngày và vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai, tuy nhiên điều này sẽ diễn ra trong giai đoạn 2017-2035.
Tin vĩ mô thế giới – Đêm qua đã có nhiều thông tin vĩ mô được công bố tại Mỹ. Bắt đầu là Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố PMI ngành sản xuất nước này đạt 61,3 trong tháng 8, cao hơn nhiều mức 58,1 trong tháng 7 và đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhất của ngành sản xuất kể từ tháng 5/2004. Chỉ số việc làm lĩnh vực sản xuất của ISM cũng tăng từ 56,5 trong tháng 7 lên 58,5 trong tháng 8, cao hơn kỳ vọng của thị trường là 56. Chỉ số giá cả ngành sản xuất của ISM giảm từ 73,2 trong tháng 7 xuống 72,1 nhưng vẫn cao hơn kỳ vọng là 71. Vẫn tại Mỹ, chi cho xây dựng tăng 0,1% trong tháng 7 từ mức giảm 0,8% (đã được điều chỉnh giảm) trong tháng 6 xuống còn 1,32 nghìn tỷ USD (đã điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ). Thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường là tăng 0,5%. Cuối cùng tổng doanh số bán phương tiện tại Mỹ trong tháng 8 giảm còn 16,72 triệu xe từ 16,77 triệu xe trong tháng 7. Sát cận dưới của biên độ dự đoán của thị trường là 16,7-16,8 triệu xe.
Chỉ số PMI Caixin tổng hợp (bao gồm cả ngành sản xuất và dịch vụ) của Trung Quốc cũng cho thấy rõ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế nước này. Chỉ số này giảm từ 52,3 trong tháng 7 xuống mức thấp nhất trong 5 tháng là 52. Ngành dịch vụ tăng trưởng kém nhất kể từ tháng 10/2017. Nền kinh tế Australia tăng trưởng 3,4% so với cùng kỳ trong Q2/2018; cao hơn mức tăng 3,1% trong Q1 và cao hơn nhiều mức kỳ vọng của thị trường là 2,7-2,8%.
Tại khu vực Eurozone, PMI IHS Markit tổng hợp tháng 8 tăng lên 54,5 từ mức 54,3 trong tháng 7. Trong khi PMI ngành sản xuất giảm thì PMI ngành dịch vụ lại tăng. Cũng tại Châu Âu, doanh số bán lẻ tháng 8 tăng 1,1% so với cùng kỳ, thấp hơn một chút so với mức tăng 1,2% trong tháng 7 và thấp hơn nhiều kỳ vọng của thị trường là tăng 1,3-1,5%. Cuối cùng số xe đăng ký mới tại Anh trong tháng 8 tăng 23,1% so với cùng kỳ lên 94.094 xe do các showroom ô tô giảm giá xe trước khi quy định mới là từ ngày 1/9 trở đi yêu cầu phải kiểm tra khí thải đối với xe bán ra tại nước này.
HCM – Thị trường giảm hôm nay với GTGD tăng, đạt 4.200,93 tỷ đồng (tương đương 180,53 triệu USD). VN index giảm 0,77% kết thúc phiên với 968,44 điểm. 98 mã tăng trong đó có 5 mã tăng trần và 200 mã giảm trong đó có 5 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 7,84% giá trị mua vào và 13,2% giá trị bán ra của toàn thị trường.
Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra tăng về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại bán ròng với giá trị 224,830 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 34 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.
Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VHM; VIC; MSN; HPG và VJC. Họ cũng bán ra nhiều VNM; VHM; NVL; VCB và GEX. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra kém sôi động trong ngày hôm nay với 1 giao dịch khổng lồ; 2 giao dịch siêu lớn; 4 giao dịch rất lớn; 2 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 13,89% tổng GTGD toàn thị trường.
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 8.447.312 cổ phiếu TCB; 750.000 cổ phiếu MSN; 368.000 cổ phiếu VJC; 300.000 cổ phiếu VNM và 1.780.000 cổ phiếu HNG trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay. Mức độ tham gia giao dịch thỏa thuận của NĐTNN giảm và khối này tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VHM & CTG và 7 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.
CCQ E1VFVN30 giảm 1,9% hôm nay, xuống 15.500đ.
Hà Nội – Sàn Hà Nội giảm trong phiên hôm nay với GTGD đạt 727,34 tỷ đồng, tương đương 31,26 triệu USD. HNIndex giảm 0,68% xuống 110,47 điểm. 72 mã tăng giá trong đó có 15 mã tăng trần và 74 mã giảm trong đó có 10 mã giảm sàn.
Khối ngoại chiếm 6,71% giá trị mua vào và 2,3% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 32,099 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 18 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 6,86% tổng GTGD toàn thị trường. Hoạt động giao dịch thỏa thuận hôm nay diễn ra sôi động hơn.
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 400.000 cổ phiếu ACB; 2.460.400 cổ phiếu IDJ và 930.097 cổ phiếu SHB và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.
Trân trọng và chúc sức khỏe!