SELECT MENU

Bản tin thị trường ngày 06/09/2018

06.09.2018 Vnindex

Đồ thị ngày Vnindex phiên giao dịch 06/09/2018

Hôm nay thị trường biến động trái chiều. Trong đó Vnindex tiếp tục hình mẫu biến động gần đây, đó là sau khi nỗ lực tăng lên trên tham chiếu thì áp lực bán đã xuất hiện trong thời gian giao dịch buổi chiều. Còn Hnindex mở cửa trong sắc xanh và giữ được sắc xanh trong suốt phiên. Vnindex giảm hơn 1% còn Hnindex chỉ tăng 0,01%. GTGD tiếp tục giảm xuống mức thấp hơn bình quân gần đây. Độ rộng thị trường cho thấy một phiên lình xình với chỉ 27 mã tăng trần và 14 mã giảm sàn. Hoạt động giao dịch của NĐTNN tăng về tỷ trọng nhưng vẫn xấp xỉ phiên hôm qua về giá trị. Hôm nay khối ngoại đã bán ròng đáng kể trên sàn Hose nhưng mua ròng trên sàn Hà Nội. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn một chút với chỉ giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở mã MSN và giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở các mã HPG; SAB và NVL.
 
NĐTNN tích cực mua VNM; HPG và SAB (bán ròng VNM, HPG và mua ròng SAB). Khối ngoại tích cực mua MSN và REE; đồng thời tích cực bán VRE và VIC.
 
•     Các mã ngân hàng tiếp tục giảm, với chỉ EIB và ACB đóng cửa tăng hôm nay.
 
      
 
•     Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều, với cổ phiếu ngành bảo hiểm giảm với BVH giảm mạnh trong khi đó cổ phiếu ngành chứng khoán, ngoại trừ VND đồng loạt đóng cửa tại tham chiếu.
 
      
 
•     Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều với số mã tăng áp đảo số giảm, tuy nhiên VNM; PNJ và QNS giảm mạnh. BHN đi ngang.
 
      
 
•     Cổ phiếu ngành công nghệ cũng biến động trái chiều với FPT giảm mạnh trong khi YEG tăng gần 5%.
 
      
 
•     Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung giảm với DQC, BMP và AAA tiếp tục giảm mạnh và số mã giảm áp đảo một số mã tăng như EVE, HHS và HPG.
 
      
 
•     Cổ phiếu dầu khí bật tăng hôm nay, với chỉ PXS giảm trong khi PVS đi ngang.
 
      
 
•     Cổ phiếu BĐS và xây dựng có phiên giao dịch khó khăn và nhìn chung giảm hôm nay, ngoại trừ NVL, KBC và NLG tăng cũng như DXG đóng cửa tại tham chiếu.
 
      
Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản, dù SBT, VHC và GTN tăng mạnh, nhìn chung giảm, dẫn đầu là HSG đóng cửa giảm hơn 6%.
 
      
 
•     Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều hôm nay, với DHG tăng, DMC giảm trong khi IMP và TRA đi ngang.
 
      
 
•     Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic nhìn chung giảm, với duy nhất GMD tăng.
 
      
    
Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến trái chiều – Hôm nay sàn Hose giảm trong khi sàn Hà Nội tăng nhẹ. Vnindex đóng cửa dưới mốc 960 và không còn cách xa đường MA 50 ngày hiện ở ngay trên mốc 950. Và chúng tôi cho rằng đường MA 50 ngày sẽ là ngưỡng hỗ trợ mạnh. Hnindex tăng sau khi giảm hôm qua nhưng chúng tôi cho rằng khả năng Hnindex vượt ngưỡng kháng cự 115 là thấp. Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là nguyên nhân chính của phiên giảm hôm nay trong bối cảnh hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cảnh báo các ngân hàng nội đang thiếu 20 tỷ USD vốn để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II khi tiêu chuẩn này được triển khai. Trên thực tế có khả năng NHNN sẽ triển khai Basel II theo một lộ trình linh hoạt hoặc sẽ nới thời hạn nếu các ngân hàng gặp quá nhiều khó khăn trước khi Basel II được áp dụng vào năm 2020.  
 
MSN và NVL đóng góp nhiều nhất giúp chặn đà giảm của Vnindex (nhưng mức đóng góp chưa đến 0,5%) trong khi VIC đóng góp hơn 2% còn VNM đóng góp hơn 1% theo chiều hướng đẩy Vnindex đi xuống. Trên sàn HNX không có mã nào đóng góp nổi trội (có mức đóng góp trên 0,3%).
 
HĐTL 4 kỳ hạn giảm với mức giảm xấp xỉ chỉ số cơ sở VN30 và đóng cửa cao hơn 2,1-3,9 điểm so với chỉ số cơ sở. Hợp đồng kỳ hạn dài đóng cửa cao hơn một chút so với kỳ hạn ngắn. Điều này cho thấy thị trường cơ sở có thể sẽ nhận được lực mua hỗ trợ khi mở cửa phiên ngày mai. Tuy nhiên thị trường khu vực hiện vẫn chưa ổn định nên sẽ có nhiều nhân tố ảnh hưởng ở đây. Với GTGD không thay đổi nhiều, khối ngoại bán ròng và trước những thông tin thế giới cũng như trong nước hiện nay, thì chúng tôi cảm thấy Vnindex có thể sẽ kiểm định mốc hỗ trợ trong vài tuần tới vì xu hướng ngắn hạn có vẻ là giảm trong một kênh hẹp.
 
Thị trường chứng khoán châu Á & các đồng tiền chính – Thị trường chứng khoán Châu Á tiếp tục giảm hôm nay khi thị trường Phố Wall đóng cửa chỉ tăng nhẹ đêm qua. Về các đồng tiền, đồng USD yếu đi hôm nay so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 95,16). Vào thời điểm viết báo cáo này, so với đồng USD, đồng Euro mạnh lên (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1622); đồng Bảng Anh cũng mạnh lên (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2907); đồng Yên mạnh lên (tỷ giá USD/JPY ở vào 111,33); trong khi đó đồng NDT yếu đi (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8378).
 
Giá dầu tiếp tục giảm – Sau báo cáo của API ước tính tồn kho dầu thô giảm nhẹ, giá dầu tiếp tục giảm với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 68,55USD/thùng vào thời điểm viết báo cáo này trong khi giá dầu Brent cũng giảm, ở vào 77,15 USD/thùng. Giá dầu giảm mặc dù có thông tin khả quan đối với các nước khai thác dầu mỏ, đó là Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo vào hôm thứ 4 cho biết nhu cầu dầu thế giới sẽ chạm mức 100 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, sớm hơn nhiều so với dự báo trước đó. Câu chuyện chung của thị trường có vẻ lại trở nên mơ hồ khi UAE cho biết nước này muốn tăng sản lượng lên 3 triệu thùng/ngày trong khi đó các chuyên gia khác lo ngại về tình trạng vay nợ của các nhà sản xuất dầu đá phiến có thể là mối de dọa đến kinh tế toàn cầu.
 
Theo số liệu từ API công bố hôm thứ tư, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước do các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh sản lượng trong bối cảnh tiêu thụ đạt cao. Tồn kho dầu thô giảm 1,17 triệu thùng xuống 404,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 31/8 trong khi đó nhu cầu dầu thô cho nhà máy lọc dầu tăng lên 198.000 thùng/ngày. OPEC vào hôm thứ 4 cho biết tổ chức này kỳ vọng nhu cầu dầu thế giới sẽ lần đầu tiên vượt mức 100 triệu thùng/ngày trong năm nay.
 
Tin vĩ mô thế giới – Đêm qua Mỹ công bố thâm hụt thương mại của nước này nới rộng lên 50,1 tỷ USD (tăng 9,5% so với tháng liền trước), là mức cao nhất trong 5 tháng với kim ngạch nhập khẩu chạm mức cao kỷ lục còn kim ngạch xuất khẩu đậu tương và máy bay dân sự giảm trong bối cảnh chiến tranh thương mại. Cũng tại Mỹ, Chỉ số Redbook, một chỉ báo về doanh thu bán lẻ bình quân các cửa hàng trong tuần kết thúc ngày 1/9 tăng 6,5% so với cùng kỳ; cao hơn mức tăng 5,1% trong kỳ công bố trước đó.
 
Trái với tư duy chung của thế giới và những phát biểu của các thành viên khác thuộc NHTW Nhật Bản BOJ, thành viên Goushi Kataoka ủng hộ nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ nhằm đẩy lạm phát tăng. Trong tháng này BOJ có vẻ đã giảm quy mô hoạt động mua trái phiếu nhưng ông Kataoka cho rằng với định hướng hiện tại, BOJ không làm gì hơn là duy trì thực trạng hiện nay.
 
Đơn hàng công nghiệp của Đức trong tháng 7 bất ngờ giảm 0,9% so với tháng liền trước sau khi đã giảm 3,9% trong tháng 6. Nhu cầu từ bên ngoài có vẻ là nguyên nhân chính ở đây và ngành sản xuất của Đức là một dấu hiệu nữa cho thấy sự ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Trái lại, Viện nghiên cứu kinh tế Ifo đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Đức lên 1,9%; cao hơn một chút so với dự báo 1,8% trước đó. Nguyên nhân chính giúp tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm vượt kỳ vọng theo như Viện nghiên cứu kinh tế Ifo nhắc đến có vẻ là sự tăng trưởng tiêu dùng tư nhân.                         
HCM – Thị trường giảm hôm nay với GTGD giảm, đạt 3.392,68 tỷ đồng (tương đương 145,77 triệu USD). VN index giảm 1,06% kết thúc phiên với 958,19 điểm. 112 mã tăng trong đó có 3 mã tăng trần và 180 mã giảm trong đó có 4 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 12,3% giá trị mua vào và 14,61% giá trị bán ra của toàn thị trường.
 
Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra giảm tiếp về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại bán ròng với giá trị 78,081 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 32 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.
 
Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VNM; MSN; HPG; SAB và REE. Họ cũng bán ra nhiều VNM; HPG; SAB; VRE và VIC. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra kém sôi động trong ngày hôm nay với 1 giao dịch siêu lớn; 7 giao dịch rất lớn; 6 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 12,06% tổng GTGD toàn thị trường.
 
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 794.000  cổ phiếu MSN; 897.600 cổ phiếu HPG; 150.000 cổ phiếu SAB; 481.500 cổ phiếu NVL và 900.000 cổ phiếu REE trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay. Mức độ tham gia giao dịch thỏa thuận của NĐTNN giảm và khối này tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu HPG & SAB và 14 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.
 
CCQ E1VFVN30 giảm 0,65% hôm nay, xuống 15.400đ.
 
Hà Nội – Sàn Hà Nội tăng trong phiên hôm nay với GTGD đạt 547,77 tỷ đồng, tương đương 23,53 triệu USD. HNIndex tăng 0,01% lên 110,48 điểm. 47 mã tăng giá trong đó có 24 mã tăng trần và 80 mã giảm trong đó có 10 mã giảm sàn.
 
Khối ngoại chiếm 8,45% giá trị mua vào và 5,53% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 15,998 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 11 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 4,19% tổng GTGD toàn thị trường. Hoạt động giao dịch thỏa thuận hôm nay diễn ra sôi động hơn.
 
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 742.407 cổ phiếu SHS; 581.000 cổ phiếu SHB và 120.000  cổ phiếu DL1 và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.
Trân trọng và chúc sức khỏe!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!