SELECT MENU

Bản tin thị trường ngày 07/09/2018

07.09.2018 Vnindex

Đồ thị ngày Vnindex phiên giao dịch 07/09/2018

Cả Vnindex và Hnindex tăng hơn 1% trong phiên hôm nay trong bối cảnh NĐT đã quay trở lại và mua bắt đáy sau 3 phiên giảm. Cả 2 sàn mở cửa trồi sụt và tăng tốc trong thời gian từ giữa đến cuối thời gian giao dịch buổi chiều. GTGD bằng với phiên hôm qua và vẫn ở mức thấp; bằng chưa đến 1/2 mức đỉnh của năm ngoái và những tháng đầu năm nay. Độ rộng thị trường vẫn hẹp, với chỉ 27 mã tăng trần và 16 mã giảm sàn. Trên sàn HSX, mức độ tham gia thị trường của khối ngoại xấp xỉ phiên hôm qua và khối này đã mua ròng trong phiên hôm nay. Còn trên sàn Hà Nội, sau khi mua ròng trong các phiên trước đó, NĐTNN đã bán ròng trong phiên hôm nay với GTGD của khối ngoại thấp. Hoạt động giao dịch thỏa thuận nói chung diễn ra trầm lắng hơn mặc dù hoạt động giao dịch thỏa thuận trên sàn Hà Nội diễn ra sôi động hơn một chút. Hôm nay đã có giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở một số mã SAM; KDC; NVL và TCB (sàn HSX) và AMV (sàn HNX).

Khối ngoại tích cực mua bán VNM và VHM (mua ròng mạnh VNM và mua ròng nhẹ VHM). NĐTNN tích cực mua HPG; VCB và VRE; đồng thời tích cực bán MSN; VIC và TCB.

• Các mã ngân hàng bật tăng hôm nay, ngoại trừ EIB đóng cửa tại tham chiếu. BID, VCB và CTG là dẫn đắt đợt tăng.

• Các mã tài chính phi ngân hàng cũng đồng loạt tăng, với HCM, BVH và VND tăng mạnh nhất.


• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều với VNM, BHN và PNJ tăng. KDF và QNS giảm trong khi đó MCH, KDC và SAB đóng cửa tại tham chiếu.


• Cổ phiếu công nghệ cũng biến động trái chiều với FPT bật lại và tăng 20% trong khi đó YEG giảm trở lại.


• Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung tăng dẫn đầu là TCM và PAC, với số mã tăng áp đảo số mã giảm (EVE và HHS) với tỷ lệ gấp đôi. STK đóng cửa tại tham chiếu.

• Cổ phiếu dầu khí tiếp tục tăng, ngoại trừ PXS giảm trong khi đó PVS đ ingang.

• Cổ phiếu BĐS và xây dựng cũng nằm trong xu hướng tăng, với chỉ SJS, VIC và VHM giảm. VRE, DXG và KDH tăng mạnh nhất.

• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản trái lại giảm mạnh, ngoại trừ DPM, GTN và SBT. HAG giảm mạnh nhất, hơn 6,5%.

• Cổ phiếu ngành dược phẩm tăng, với DHG và IMP tăng, DMC giảm trong khi TRA tiếp tục đóng cửa tại tham chiếu.


• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic phục hồi mạnh, dẫn đầu là ACV và VSC. NCT là mã giảm hiếm hoi, trong khi đó PPC đóng cửa tại tham chiếu.


Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên hồi kỹ thuật – Sàn HSX kết thúc một tuần giảm bằng một phiên tăng hơn 1%. Sàn HNX cũng tăng xấp xỉ sàn HSX sau khi đóng cửa xanh nhẹ hôm qua. Do GTGD vẫn ở mức thấp nên phiên tăng hôm nay có vẻ là một cú hồi kỹ thuật với cả 2 chỉ số nhiều khả năng sẽ lình xình và giảm trong những tuần tới. Cổ phiếu ngành tài chính đã dẫn dắt phiên tăng hôm nay, tiếp đến là cổ phiếu ngành BĐS và xây dựng, dịch vụ tiện ích, vận tải và cả cổ phiếu ngành sản xuất.

VNM và VCB đóng góp hơn 1% vào đà tăng hôm nay của Vnindex; kế đến là BID. Trên sàn Hà Nội, không có mã nào đóng góp nổi trội với ACB đóng góp nhiều nhất vào đà tăng trong khi không có mã nào cản trở đáng kể đến Hnindex.

HĐTL cả 4 kỳ hạn tăng ít hơn mức tăng của chỉ số cơ sở VN30 và đóng cửa thấp hơn VN30 một chút. Hợp đồng kỳ hạn dài vẫn đóng cửa cao hơn một chút so với kỳ hạn ngắn. Tín hiệu tích cực từ phiên hôm nay cho thấy phiên hôm thứ 2 có khả năng mở cửa tăng. Tuy nhiên đó là chưa tính đến các nhân tố bên ngoài có thể tác động đến thị trường từ giờ đến khi đó. Sau 4 phiên giảm liên tiếp, Vnindex đã bật lại nhưng GTGD vẫn thấp và ở bên dưới mức bình quân 50 phiên gần nhất. Chuyên viên phân tích kỹ thuật của chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm là nhiều khả năng Vnindex sẽ kiểm định đường MA 50 ngày hiện ở vào khoảng 950.

Thị trường chứng khoán châu Á & các đồng tiền chính – Thị trường chứng khoán Châu Á biến động trái chiều hôm nay, tại Mỹ, thị trường Phố Wall tiếp tục tăng nhẹ ngày thứ hai, bù đắp cho mức giảm của S&P 500 và NASDAQ. Về các đồng tiền, đồng USD yếu đi so với thời điểm này của ngày hôm trước so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 94,94). Vào thời điểm viết báo cáo này, so với đồng USD, đồng Euro mạnh lên (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,164); đồng Bảng Anh cũng mạnh lên (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,294); đồng Yên mạnh lên (tỷ giá USD/JPY ở vào 110,61); trong khi đó đồng NDT cũng mạnh lên (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8359).

Giá dầu tiếp tục giảm – Giá dầu tiếp tục giảm so với thời điểm này của ngày trước đó với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 67,90 USD/thùng vào thời điểm viết báo cáo này trong khi giá dầu Brent cũng giảm, ở vào 76,53 USD/thùng. Giá dầu có thể chạm đáy và tăng trở lại trong những tuần tới khi các doanh nghiệp kinh doanh dầu Châu Á đã bắt đầu đặt hàng cho chu kỳ tháng 11 trước khi lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran có hiệu lực. Các chuyên gia phân tích dự đoán mức suy giảm nguồn cung dao động từ 1 triệu đến hơn 1 triệu thùng/ngày. Con số này được đưa ra dựa trên số liệu hàng chuyên chở bằng tàu biển cho thấy sản lượng dầu và khí ngưng tụ xuất khẩu của Iran giảm xuống dưới mức 2,1 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016.

Trong tháng 7, sản lượng của OPEC-15, gồm nước thành viên mới nhất, Cộng hòa Congo đạt 32,89 triệu thùng/ngày (sau khi loại bỏ 320.000 thùng/ngày từ Congo) và đây là mức cao nhất kể từ tháng 10/2017. Hai nước sản xuất lớn nhất là Saudi Arabia và Iraq, với sản lượng lần lượt tăng lên 10,49 triệu thùng/ngày và 4,68 triệu thùng/ngày, tuy nhiên mức tăng chỉ là khoảng 100.000 thùng/ngày ở mỗi nước. Với sản lượng của Venezuela suy giảm, nguồn cung có thể thắt chặt nếu mức giảm từ nguồn cung của Iran rơi vào cận trên của dự báo trên đây.

Tại Mỹ, theo số liệu của EIA, tồn kho dầu thô giảm 4,302 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 31/8, sau khi giảm 2,566 triệu thùng trong tuần trước đó. Kết quả này cao hơn dự báo của thị trường, là giảm 1,294 triệu thùng. Trái lại, tồn kho xăng lại tăng 1,845 triệu thùng trong khi thị trường dự báo giảm 0,81 triệu thùng.

Tin vĩ mô thế giới – Đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ giảm nhẹ từ 1,71 triệu đơn 1 tuần trước đó xuống 1,707 triệu đơn trong tuần kết thúc ngày 25/8. Trong tuần kết thúc ngày 1/9, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm từ 213.000 đơn trong tuần trước đó xuống còn 203.000 đơn. Những số liệu trên thấp hơn dự đoán của thị trường. Cũng tại Mỹ, đơn hàng mới ngành sản xuất trong tháng 7 giảm 0,8% so với tháng liền trước; mạnh hơn mức giảm 0,6% trong tháng 6 (đã được điều chỉnh giảm). Thị trường dự đoán mức giảm 0,6%. Có vẻ đơn hàng mới giảm chủ yếu do nhu cầu đối với thiết bị vận chuyển giảm (giảm 5,2% so với tháng liền trước), cụ thể là đơn hàng máy bay dân sự và phụ tùng (giảm 35,4% so với tháng liền trước). Số liệu này một lần nữa cho thấy sự ảnh hưởng của chiến tranh thương mại.

Chi tiêu của hộ gia đình tại Nhật Bản trong tháng 7 tăng 0,1% so với cùng kỳ sau khi giảm 1,2% trong tháng trước đó. Thị trường dự đoán giảm 0,9-1,7%. Lương tại Nhật Bản trong tháng 7 tăng 1,5% so với cùng kỳ sau khi đã tăng 3,6% trong tháng trước đó. Thị trường dự đoán giảm 2,4% và lương làm việc ngoài giờ (chỉ báo cho sức khỏe của doanh nghiệp) giảm 1,8% so với cùng kỳ trong tháng 7.

Tại khu vực Eurozone, cán cân thương mại tháng 7 của Đức thặng dư 15 tỷ EUR, giảm so với mức thặng dư 19,3 tỷ EUR trong tháng 6 và cũng thấp hơn kỳ vọng của thị trường là xấp xỉ tháng 7. Tại Anh, Chỉ số giá nhà Halifax từ tháng 6 đến tháng 8 tăng 3,7%; cao hơn mức tăng 3,3% của 3 tháng trước đó nhưng thấp hơn kỳ vọng của thị trường là tăng 3,9%.

HCM – Thị trường tăng hôm nay với GTGD giảm, đạt 3.382,94 tỷ đồng (tương đương 145,38 triệu USD). VN index tăng 1,12% kết thúc phiên với 968,9 điểm. 190 mã tăng trong đó có 3 mã tăng trần và 94 mã giảm trong đó có 6 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 14,69% giá trị mua vào và 10,2% giá trị bán ra của toàn thị trường.

Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra giảm tiếp về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại bán ròng với giá trị 151,971 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 33 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VNM; HPG; VCB; VHM và VRE. Họ cũng bán ra nhiều VNM; VHM; MSN; VIC và TCB. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra kém sôi động trong ngày hôm nay với 5 giao dịch rất lớn; 5 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 7,88% tổng GTGD toàn thị trường.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 4.600.361 cổ phiếu SAM; 963.240 cổ phiếu KDC; 420.000 cổ phiếu NVL; 1.003.100 cổ phiếu TCB và 230.000 cổ phiếu MSN trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay. Mức độ tham gia giao dịch thỏa thuận của NĐTNN giảm và khối này tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu MSN & TCB và 10 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.

CCQ E1VFVN30 tăng 1,04% hôm nay, lên 15.560đ.

Hà Nội – Sàn Hà Nội tăng trong phiên hôm nay với GTGD đạt 569,06 tỷ đồng, tương đương 24,45 triệu USD. HNIndex tăng 1,11% lên 111,7 điểm. 107 mã tăng giá trong đó có 24 mã tăng trần và 61 mã giảm trong đó có 10 mã giảm sàn.

Khối ngoại chiếm 2,2% giá trị mua vào và 5,50% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN bán ròng với giá trị 20,477 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 7 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 9,34% tổng GTGD toàn thị trường. Hoạt động giao dịch thỏa thuận hôm nay diễn ra sôi động hơn.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1.200.000 cổ phiếu AMV; 1.800.095 cổ phiếu SHB và 402.400 cổ phiếu VGC và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!