SELECT MENU

Bản tin thị trường ngày 31/08/2018

31.08.2018 Vnindex

Đồ thị ngày Vnindex phiên giao dịch 31/08/2018

Vnindex giảm với GTGD vẫn thấp hơn bình quân gần đây. Độ rộng thị trường thu hẹp, có 14 mã tăng trần và 13 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐT NN tăng và khối này bán ròng nhẹ. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra kém sôi động hơn với giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở các mã VNM & VHM; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã VRE.

Khối ngoại tích cực mua VHM; VNM và HPG. Đồng thời tích cực bán VRE và VJC.

• Các mã ngân hàng nhìn chung giảm, ngoại trừ EIB và VPB tăng nhẹ.31.08.2018 Ngan hang

• Các mã tài chính phi ngân hàng đồng loạt giảm, ngoại trừ cổ phiếu ngành bảo hiểm.

31.08.2018 Tai chinh phi ngan hang

• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là PNJ và MWG.

31.08.2018 Tai chinh phi ngan hang

• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là PNJ và MWG.

31.08.2018 Hang tieu dung va ban le

• Cổ phiếu ngành công nghệ biến động trái chiều với FPT tăng trong khi YEG giảm nhẹ.

31.08.2018 Cong nghe

• Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với BMP và TCM tăng trong khi DQC và DRC giảm.

31.08.2018 Nganh san xuat

• Cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm, dẫn đầu là GAS và PVD.

31.08.2018 Dau khi

• Cổ phiếu ngành BĐS và xây dựng biến động trái chiều với SJS và KDH tăng trong khi DXG và VHM giảm.

31.08.2018 Bat dong san va xay dung

• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là HNG và DPM.

31.08.2018 Nong nghiep va thuy san

• Cổ phiếu ngành dược phẩm nhìn chung tăng, dẫn đầu là DMC và IMP.

31.08.2018 Duoc pham

• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là VSC và NCT.

31.08.2018 Dich vu tien ich, van tai va logistic

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm – Vnindex đánh mất những gì đạt được trong phiên hôm qua sau khi áp lực chốt lời mạnh lên trong thời gian giao dịch buổi chiều. VHM là mã đóng góp nhiều nhất vào sự giảm điểm của index. VRE cũng giảm. Cổ phiếu ngân hàng hầu hết giảm, dẫn đầu là VCB; BID; CTG và MBB. Cổ phiếu ngành tài nguyên như GAS & PLX cũng giảm. MSN cũng là mã giảm. MWG cũng vậy.

Trái lại, VPB tăng. Mã ngành bảo hiểm BVH cũng có một phiên khởi sắc. VNM hồi phục một chút sau khi giảm gần đây. Mã ngành thép HPG cũng tăng. HNG tăng trước những thông tin tích cực về công ty trên truyền thông.

Vnindex và các chỉ số khác đã hứng chịu áp lực chốt lời sau khi tăng gần đây. Áp lực bán mạnh lên trong 60 phút cuối trong bối cảnh một số NĐT đã chốt lời trước kỳ nghỉ cuối tuần dài ngày. Đà tăng cuối phiên hôm qua đã được duy trì trong đầu phiên hôm nay với lực mua đã giúp Vnindex vượt 1000. Tuy nhiên do NĐTNN vẫn bán ròng hôm nay (mặc dù chỉ bán ròng nhẹ) nên thị trường có vẻ đã trở nên dễ tổn thương.

Thị trường khu vực đã tỏ ra thận trọng sau khi đồng rupiah giảm giá mạnh và một lần nữa làm dấy lên lo ngại về đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi. Trong khi đó lo ngại liên quan đến vấn đề thương mại cũng quay trở lại. Sự hồi phục trong thời gian giao dịch chiều qua đã được kiểm định trong thời gian giao dịch chiều hôm nay và sự kiểm định đã không thành công. Đặc biệt là khi NĐTNN liên tục bán ròng trong những ngày gần đây.

Chênh lệch giữa HĐTL và chỉ số VN30 cơ sở ngày càng nới rộng trong vài ngày qua đã phát tín hiệu cảnh báo nhẹ. HĐTL 4 kỳ hạn tiếp tục giảm hôm nay mặc dù giảm ít hơn chỉ số cơ sở VN30. Chênh lệch giữa HĐTL và chỉ số VN30 cơ sở là từ 1,2-5,5 điểm; thu hẹp đáng kể so với phiên trước, cho thấy rủi ro giảm trong ngắn hạn là hạn chế. Trong khi đó hợp đồng kỳ hạn dài nhất vẫn cao hơn kỳ hạn ngắn nhất.

Triển vọng của xu hướng thị trường trong tuần sau là trái chiều. Nếu Mỹ thông báo áp thuế mới vào ngày 6/9 thì thị trường nhiều khả năng sẽ có phản ứng tiêu cực. Vnindex hôm nay đã có lúc vượt mốc 1000 nhưng khi Vnindex vượt lên trên mốc này lực hỗ trợ không lớn, cho thấy NĐT sẽ cần kiên nhẫn chờ thêm.

Thị trường chứng khoán châu Á & các đồng tiền chính – Thị trường chứng khoán Châu Á giảm hôm nay khi thị trường Phố Wall giảm vào hôm thứ 5. Về các đồng tiền, đồng USD yếu đi hôm nay so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 94,624). So với đồng USD, đồng Euro mạnh lên (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1676); đồng Bảng Anh lình xình (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,3010); đồng Yên mạnh lên (tỷ giá USD/JPY ở vào 110,75); trong khi đó đồng NDT cũng mạnh lên hôm nay (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8358).

Giá dầu giảm sau khi tăng gần đây – Giá dầu giảm sau khi tăng đêm qua với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 69,95 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường Châu Á. Xuất hiện lực chốt lời nhẹ do không có nhiều thông tin công bố hôm nay.

Không có nhiều thông tin được công bố hôm nay. Giá dầu đã tăng liên tục trong tuần này trước sự trở lại của những lo ngại về nguồn cung suy giảm trong Q4 khi Iran chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Đặc biệt khi mà sản xuất của Venezuela tiếp tục giảm do khủng hoảng kinh tế ở nước này. Bên cạnh đó những lo ngại về nhu cầu suy giảm hoặc tăng chậm lại do tranh chấp thương mại vẫn còn đó. Tuy nhiên, không có nhiều ảnh hưởng đến thị trường trong phần lớn thời gian của tuần này.

Tin vĩ mô quốc tế – Theo thông tin từ Bloomberg, chính quyền của Tổng thống Trump có vẻ muốn tiếp tục kế hoạch áp thuế từ 10-25% vào 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ngay khi kết thúc thời gian lấy ý kiến công khai vào ngày 6/9 tới. Theo đó, đây sẽ là đợt đánh thuế thứ ba của Mỹ sau đợt đầu tiên với quy mô 34 tỷ USD trong tháng 6 và đợt thứ hai với quy mô 16 tỷ USD trong 8. Nếu thông báo áp thuế được đưa ra, các nhà quan sát sẽ xem trong đó có thời gian cụ thể cho việc áp thuế hay không.

Sự thành công trong đàm phán với Mexico đã khích lệ Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, được coi là người theo chính sách cương quyết trong vấn đề thương mại. Do vậy chính sách thương mại cương quyết hiện tại nhiều khả năng sẽ được tiếp tục được theo đuổi. Tuy nhiên việc áp thuế tiếp theo đối với 200 tỷ USD hàng hóa sẽ đánh dấu một sự leo thang quan trọng trong đó tranh chấp thương mại sẽ trở thành một cuộc chiến tranh thương mại thực sự. Thị trường dự báo GDP của Trung Quốc có thể giảm khoảng 0,3% trong năm sau nếu đợt đánh thuế tiếp theo được thực hiện. Và khi đó nền kinh tế Mỹ cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Đồng peso của Argentina đã giảm 12% hôm qua và giảm 60% từ đầu năm so với đồng USD, với tỷ giá USD/ARS tăng lên 38,53. Đồng peso đã có lúc giảm tới 18% trước khi hồi phục trở lại một chút. Mặc dù NHTW Argentina đã nâng lãi suất ngắn hạn thêm 15% lên 60%. Cả động thái nâng lãi suất và động thái kêu gọi IMF giải ngân giai đoạn 2 của khoản vay 3 giai đoạn của tổng thống Macri đều không chặn được đồng Peso giảm giá. Vấn đề mấu chốt ở đây là niềm tin và với lịch sử không được nhất quán về mặt kinh tế, thì có vẻ hiện niềm tin đang thiếu vắng tại Argentina. Cuộc bầu cử tổng thống diễn ra năm sau cũng không giúp cho tình hình khá hơn.

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ cũng rơi tiếp 5% so với đồng USD vào ngày hôm qua sau khi đã giảm liên tục trong tuần này và mất khoảng 11% từ đầu tuần trước khi ổn định trở lại vào đầu ngày giao dịch hôm nay. Phó Thống đốc NHTW Thổ Nhĩ Kỳ Erkan Kilimci đã thông báo từ chức và thị trường sẽ coi đây là sự kiện không mấy tích cực trước lo ngại về (1) xu hướng chính sách tiền tệ, đặc biệt là quan điểm không muốn nâng lãi suất và (2) những nhà hoạch định chính sách có uy tín và được thị trường tin tưởng liên tục từ chức trong những tháng gần đây. NHTW Thổ Nhĩ Kỳ sẽ họp vào ngày 13/9 và cơ quan này chịu áp lực lớn trong việc phải nâng lãi suất để nỗ lực ổn định tình hình.

Vấn đề ở đây là khả năng lây lan của những biến động trên. Mặc dù nhiều chuyên gia phân tích về các nền kinh tế mới nổi đã nhiều lần trấn an, thì rủi ro lây lan ở đây là có thật. Chẳng hạn đồng rupiah của Indonesia đã giảm về đáy 2 thập kỷ so với đồng USD vào ngày hôm nay với tỷ giá USD/IDR tăng lên 14.750 trong bối cảnh NĐT lo ngại về các nền kinh tế đang đối mặt với các vấn đề về mặt cơ cấu. Điều đáng nói là hiện đồng CNY có vẻ đã ổn định hơn nhiều trong khi đồng USD cũng dịu xuống. Chúng tôi cho rằng điều này có nghĩa là đồng VND cũng sẽ không biến động nhiều.

Theo dữ liệu công bố vào thứ Sáu cho thấy chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc trong tháng 8 tăng vượt dự báo lên 51,3, từ 51,2 trong tháng 7. Như vậy chỉ số này hiện đã duy trì trên ngưỡng 50 điểm trong 25 tuần liền tiếp. Tuy nhiên, các đơn hàng xuất khẩu giảm xuongs 49,4 từ 49,8 trong tháng 7 và giảm trong hai tháng liên tiếp.

HCM – Thị trường giảm hôm nay với GTGD tăng, đạt 4.711,9 tỷ đồng (tương đương 202,58 triệu USD). VN index giảm 0,85% kết thúc phiên với 989,54 điểm. 129 mã tăng trong đó có 2 mã tăng trần và 155 mã giảm trong đó có 1 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 23,34% giá trị mua vào và 23,91% giá trị bán ra của toàn thị trường.

Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra cũng tăng thêm về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại bán ròng với giá trị 27,027 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 32 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VHM; VNM; HPG; VJC và VRE. Họ cũng bán ra nhiều VHM; VNM; VIC; VRE và VJC. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động trong ngày hôm nay với 1 giao dịch khổng lồ; 4 giao dịch siêu lớn; 2 giao dịch rất lớn; 4 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 12,89% tổng GTGD toàn thị trường.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1.304.080 cổ phiếu VNM; 595.000 cổ phiếu VHM; 1.508.190 cổ phiếu VRE; 4.150.000 cổ phiếu EIB và 258.000 cổ phiếu YEG trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay. Mức độ tham gia giao dịch thỏa thuận của NĐTNN giảm và khối này tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VNM & VHM và 10 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.

CCQ E1VFVN30 giảm 0,19% hôm nay, xuống 15.950đ.

Hà Nội – Sàn Hà Nội giảm trong phiên hôm nay với GTGD đạt 644,95 tỷ đồng, tương đương 27,73 triệu USD. HNIndex giảm 0,7% đạt 112,79 điểm. 88 mã tăng giá trong đó có 12 mã tăng trần và 78 mã giảm trong đó có 12 mã giảm sàn.

Khối ngoại chiếm 5,87% giá trị mua vào và 1,05% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 31,076 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 12 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 7,21% tổng GTGD toàn thị trường. Hoạt động giao dịch thỏa thuận hôm nay diễn ra sôi động hơn.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 2.533.400 cổ phiếu NVB; 700.000 cổ phiếu AMV và 1.260.070 cổ phiếu SHB và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!