Cập nhật cổ phiếu GMD – Giá trị hợp lý của cổ phiếu là 49,000 đồng
GMD là doanh nghiệp dẫn đầu ngành cảng biển và logistics, sở hữu từ đầu tới cuối chuỗi giá trị ngành.
Đồ thị ngày cổ phiếu GMD phiên giao dịch 14/12/2018
Ngành và vị thế công ty
– Việt Nam có một vị trí địa lý sát biển vô cùng thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ cảng biển. Hiện nay cả nước có 40 cụm cảng, sản lượng hàng hóa thông quan đạt CAGR 2008-2017 12%. Việt Nam đang xếp thứ 64/160 nước về mức độ phát triển ngành logistics, đứng thứ 4 trong khu vực sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.
– GMD là doanh nghiệp dẫn đầu ngành cảng biển và logistics, sở hữu từ đầu tới cuối chuỗi giá trị ngành. Hiện GMD chiếm 26% thị phần khai thác cảng, với hệ thống cảng nước sâu trải khắp ba miền, phục vụ tất cả các PTVT phổ biến, bao gồm: đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường bộ.
Mô hình kinh doanh
– GMD sở hữu lượng tài sản lớn (đất đai, cảng, công ty liên kết) nên thường bán tài sản và ghi nhận lợi nhuận bất thường kể từ 2013 tới nay.
– Trong cơ cấu doanh thu của GMD, doanh thu từ hoạt động dịch vụ cảng biển chiếm 83%, doanh thu từ logistics chiếm 16.7%.
– Trong hoạt động khai thác cảng, GMD hiện sở hữu 7 cảng quốc tế, tổng công suất ước đạt 2.5 triệu TEU/năm. Trong năm 2017, trừ đi công suất của cảng Nam Đình Vũ (khai trương tháng 2/2018), tổng sản lượng hàng hóa tại các cảng của GMD đạt 1.79 triệu TEU (đạt hiệu suất 94%).
– Trong mảng logistics, GMD đã chuyển nhượng 51% cổ phần tại CJ-Gemadept Logistics và 49% cổ phần cho CJGemadept Shipping cho đối tác CJ Logistics (Hàn Quốc). Tỉ lệ nắm giữ sau chuyển nhượng của GMD tại 2 DN này còn lại lần lượt là 49% và 51%. Các công ty này hiện sở hữu nền tảng cơ sở vật chất, phương tiện, kho bãi tương đối toàn diện phục vụ cho hoạt động logistics của nhiều ngành nghề khác nhau.
Triển vọng doanh nghiệp
– Dự báo giá trị XK VN đạt CAGR 2018 -2026 12.8%, và tốc độ tăng trưởng hàng hóa thông quan tại cảng Hải Phòng (là nơi tập trung 70% công suất và 60% sản lượng của GMD) là 11%.
– Trong ngắn hạn, triển vọng của GMD tới từ: (1) Cảng Nam Đình Vũ GĐ 1 và cảng Nam Hải ICD mới khánh thành trong 2018 sẽ được lấp đầy công suất (2) LN bất thường tới từ thoái vốn 2 công ty con mảng logistics.
– Trong dài hạn, GMD còn nhiều tiềm năng tăng trưởng:
(1) Cảng Nam Đình Vũ GĐ 2 và cảng Gemalink (công suất 1.8 và 2.4 triệu TEU/năm) dự kiến khai trương vào 2020 sẽ tăng cường đáng kể năng lực thông quan của GMD.
(2) Về lĩnh vực logistics, việc hợp tác chiến lược với CJ Logistics sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và khả năng cung ứng dịch vụ của GMD. Ngoài ra, GMD đang hướng tới tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ logistics đường không với việc liên kết với ACV và logistics kho lạnh liên kết với Minh Phú (MPC).
– Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động kinh doanh của GMD cũng đối mặt với nhiều rủi ro:
(1) Cạnh tranh thị phần tại cảng Hải Phòng là khá khốc liệt với sự tham gia của GMD, VSC, và cảng Lạch Huyện.
(2) Tiến độ dự án cảng Gemalink tại Thị Vải (BR-Vũng Tàu) có khả năng bị chậm so với dự kiến, do hạ tầng hiện có của khu vực này chưa đảm bảo cho việc vận hành khai thác cảng nước sâu.
Sức khỏe tài chính Sức khỏe tài chính của GMD rất lành mạnh:
– Tỉ lệ đòn bảy tài chính tương đối thấp, với tổng nợ chiếm 20% TTS. Khả năng thanh toán ngắn hạn rất tốt, với tỉ lệ thanh toán hiện thời (Current ratio) cao (2.5 lần).
– Hiệu quả quản lý vốn tốt với hệ số ROE và ROA ở mức cao (lần lượt đạt 31.4% và 23.5%).
– Cổ tức hàng năm đạt 3,000 – 4,000đ/cp, tương đương tỉ suất cổ tức khoảng 6%.
– LNST 2018-2019 từ HĐKD thuần đạt 493 và 606 tỷ đồng (chưa bao gồm khoản lãi trước thuế 1,350 tỷ từ bán 2 công ty logistic và thoái vốn tại Cảng Hoa Sen trong quý 3/2018), tương đương EPS (sau KTPL) là 1,631đ và 1,762đ.
Định giá nhanh:
– Giá trị hợp lý của cổ phiếu: 49,000 đồng
– Thời gian đánh giá: Tháng 12/2018
– Thời gian nắm giữ: 12 tháng