SELECT MENU

Cập nhật cổ phiếu QNS – Giá trị hợp lý của cổ phiếu là 52,900 đồng

Công ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi (QNS) là doanh nghiệp chiếm thị phần số 1 về sữa đậu nành tại Việt Nam với hai thương hiệu Vinasoy và Fami.

28.12.2018 QNS

Đồ thị ngày cổ phiếu QNS phiên giao dịch 28/12/2018

Ngành và vị thế công ty

– Trong ngành sữa đậu nành Việt Nam, tổng thị phần của sữa có thương hiệu là 56%, còn lại là các loại sữa đậu nành bình dân không thương hiệu.

– QNS sở hữu hai thương hiệu Vinasoy và Fami, thị phần nhiều năm giữ vững vị trí số 1 mảng sữa đậu nành có thương hiệu (2017: 86%).

– QNS còn có công suất SX mía đường đứng thứ hai trong ngành (sau SBT) và đang có kế hoạch nâng cấp công nghệ nhằm tăng sản lượng đầu ra.

Mô hình kinh doanh

– QNS có hai mảng kinh doanh chính là mảng sữa đậu nành (chiếm >50% DT, biên gộp cao >30%) và mảng mía đường (chiếm >20% DT, biên gộp thấp hơn 10 – 12%)

(1) Trong mảng sữa đậu nành: tổng thị phần của QNS là 48%, gần tới mức bão hòa. KQKD 9T2018 ghi nhận DT mảng sữa tăng 6.3% nhờ tăng giá bán. Nhờ đó biên LNG chung gia tăng từ 23.8% cùng kỳ lên 28.5% trong 9T2018.

(2) Trong mảng mía đường: DT 9T2018 mảng đường tăng mạnh 23.5% nhờ có sản lượng tăng mạnh 50% bù đắp lại giá đường giảm so với cùng kỳ.

– QNS tận dụng bã mía để SX điện sinh khối, nếu đi vào HĐ có thể đóng góp >10% LNST. – Ngoài ra QNS còn có hai sản phẩm bia Dung Quất và nước khoáng Thạch Bích nhưng tỷ trọng còn nhỏ chưa đáng kể.

Triển vọng doanh nghiệp

– Dự kiến KQKD trong 2018 của QNS sẽ hồi phục trở lại

(1) Mảng sữa đậu nành được tích cực cải thiện hiệu quả chi phí quản lý và chi phí bán hàng, giúp tăng biên LN. QNS cũng mới tung ra các SP mới (Fami Go) trong Q3/2018 nhằm đa dạng hóa danh mục SP.

(2) Mảng mía đường sẽ tăng trưởng chủ yếu nhờ tăng sản lượng, do nhu cầu tiêu thụ đường vốn vẫn vượt năng lực SX nội địa. Biên LN mảng mía đường không thay đổi nhiều do giá mía nguyên liệu đầu vào thấp hơn so với 2017, nhưng giá đường đầu ra vẫn có xu hướng giảm do dư cung toàn cầu.

– Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của QNS đến từ các yếu tố sau:

(1) Mảng mía đường vẫn tăng trưởng nhờ (i) QNS đang nỗ lực giảm giá thành SX đường bằng việc tăng cường sử dụng đường thô mua ngoài (ii) Nhà máy đường An Khê sau khi nâng cấp giúp tăng hiệu quả ép mía (tỉ lệ chữ đường) lên 10 tấn mía – 3 tấn đường (hiện nay tỉ lệ là 10:1), giúp tăng biên LN.

(2) Mảng sữa đậu nành với các SP mới với giá cao hơn được tung ra trong Q3/2018 sẽ giúp cải thiện biên LNG mảng này trong 2019.

– Khó khăn lớn nhất là thuế nhập khẩu cả hai ngành thực phẩm và mía đường đều giảm, cạnh tranh từ hàng ngoại nhập sẽ tăng, gây áp lực giảm lên biên LN. Tuy nhiên với quy mô và vị thế của QNS trong ngành sữa đậu nành thì doanh nghiệp này sẽ vẫn duy trì được chỗ đứng trong ngành.

Sức khỏe tài chính

– Tỷ lệ nợ vay giảm dần, cơ cấu tài sản lành mạnh

– Lượng tiền mặt dồi dào giúp các chỉ số thanh toán đều cao

– Phương án ESOP hàng năm dựa trên tỷ lệ tăng trưởng là động lực thúc đẩy nhân viên, tuy nhiên lại gây hiệu ứng pha loãng cho các cổ đông khác.

– Dự báo LNST 2018 – 2019 đạt 1,158 – 1,303 tỷ tương đương EPS 4,637 – 5,217đ

Định giá nhanh:

– Giá trị hợp lý của cổ phiếu:  52,900 đồng

– Thời gian đánh giá: Tháng 12/2018

– Thời gian nắm giữ: 12 tháng

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!