SELECT MENU

Cập nhật cổ phiếu VCB – Giá trị hợp lý của cổ phiếu là 80,600 đồng

Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam – VCB là ngân hàng dẫn đầu trong ngành tại Việt Nam, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 80,600 đồng.

31.08.2018 VCB

Đồ thị ngày cổ phiếu VCB phiên giao dịch 31/08/2018

Ngành và vị thế công ty trong ngành:

– Ngành ngân hàng Việt Nam là xương sống nền kinh tế, mặc dù có nhiều yếu tố bất ổn, nhưng được chính sách Nhà nước hỗ trợ xử lý tốt, phần lớn các tin xấu ngân hàng đều được Nhà nước giữ và công bố ra thị trường từ từ. Các vấn đề chính của Ngân hàng như là xử lý nợ xấu, xóa nợ chéo, mua lại ngân hàng yếu kém, áp dụng chuẩn Basel 2 đều được NHNN giãn ra trong vòng nhiều năm.

– Sau giai đoạn tái cấu trúc 2012-2016 với việc rất nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC và tự
trích lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu hệ thống nhân hàng hiện đã ở mức rất thấp.

– Bán lẻ đang là xu thế của ngành ngân hàng trong những năm tới do qua mô dân số lớn với tỷ lệ người trẻ cao,
nhu cầu mua sắm và tiêu dùng để cải thiện cuộc sống ngày càng tă.

– VCB nếu cộng bình quân chấm điểm các tiêu chí hoạt động thì đang dẫn đầu ngành ngân hàng, vì có: 1) quản trị rủi ro tốt, 2) hoạt động minh bạch, 3) hệ thống công nghệ thông tin tốt, 4) chất lượng tài sản tốt, 5) doanh thu tăng trưởng bền vững. Moody đang xếp hạng VCB B1, S&P xếp hạng BB-, là mức tốt nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Mô hình kinh doanh:

– Giống các ngân hàng TMCP Việt Nam khác, doanh thu của VCB vẫn đến từ các nghiệp vụ truyền thống: Doanh
thu từ lãi chiếm 70%; Doanh thu phi tín dụng chiếm 30%, tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn hẳn so với mức bình quân
của các ngân hàng Việt Nam.

– Cơ cấu huy động vốn của VCB: 85.2% đến từ tiền gửi của khách hàng, phần còn lại là từ Kho bạc nhà nước, vay
liên ngân hàng, và các giấy từ có giá từ chính phủ.

– Cơ cấu cho vay của VCB: ~60% ngắn hạn, ~10% trung hạn, và 30% dài hạn.

Triển vọng doanh nghiệp:

– VCB không gặp khó khăn trong việc tiếp tục tăng trưởng tín dụng nhờ tình hình tài chính lành mạnh: tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay dài hạn của VCB ~25%, thấp hơn 40% so với SBV quy định; tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) của VCB mới đạt 77.9%, thấp hơn nhiều so với mức 90% SBV quy định cho VCB.

– VCB còn rất nhiều tiềm năng cải thiện NIM do: 1) VCB đang dịch chuyển cho vay sang mảng khách hàng có
biên lợi nhuận lớn hơn (khách hàng SME, thể nhân, và đặc biệt là khách vay tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng dư nợ
của mỗi nhóm này bình quân 40%/năm) và 2) VCB tăng huy động nguồn vốn ngắn hạn giá rẻ.

– Tỷ lệ trích lập dự phòng của VCB luôn ở mức cao kỷ lục (2014, 2015, 2016, 2017E lần lượt là 95%, 100%,
121% và 120%), khiến lợi nhuậtrả về cổ đông thấp hơn lợi nhuận thực ngân hàng tạo ra rất nhiều, do đó VCB
vừa có thể giữ lại được một phần lợi nhuận để tái phát triển, lại có thể tạo ra tăng trưởng mạnh trong năm
2018,2019 do chi phí dự phòng sẽ giảm mạnh.

– Theo kế hoạch, VCB sẽ thoái vốn khỏi MBB và EIB trong năm 2018 với khoản LNTT dự kiến lên tới 2,550 tỷ
đồng. Tuy nhiên, khoản lãi này chưa được đưa vào mô hình lợi nhuận do chưa chắc chắn về thời gian.

– Trong năm 2018, nếu VCB có thể tăng vốn qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược thì sẽ là động lực
tăng giá mạnh do vừa giải quyết đươc yếu tố cơ bản của VCB vừa giải quyết được yếu tố thị trường của cổ phiếu.

Chất lượng tài sản:

VCB có chất lượng tài sản tốt nhất VN theo đánh giá của Moody, S&P:

– Nợ xấu: VCB là ngân hàng trích lập dự phòng và thu hồi nợ ngoại bảng quyết liệt nhất hệ thống. Đến hết năm
2016, VCB đã trích lập xong hoàn trái phiếu do VAMC phát hành và hiện tỷ lệ nợ xấu của VCB chỉ còn 1.15%.

– NIM và LDR tiếp tục ổn định ở mức 2.74% và 77.9% giúp VCB có thể tiếp tục tăng trưởng tín dụng mà không
găp áp lực về thanh khoản.
– Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của VCB chỉ là 28%, do đó, không chịu áp lực tăng huy
động vốn trung, dài hạn.

– Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn (CAR) của VCB lại đang khá thấp so với các ngân hàng TMCP và đang giảm dần
qua các năm, nhu cầu tăng vốn là rất cấp thiết trong năm tới.

– Dự đoán LNST năm 2018 và 2019 thuộc về cổ đông là 12,671 tỷ và 14,572 tỷ, tương ứng EPS 3,38

Định giá nhanh:

– Định giá của HSC PCD: 80,600 đồng

– Định giá bình quân các Công ty chứng khoán: 65,700 đồng

– Thời gian định giá: Tháng 08/2018

– Thời gian nắm giữ: 12 tháng

Nguồn: HSC PCD

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!