SELECT MENU

Chứng Quyền Từ A-Z – Phần 1: Định nghĩa chứng quyền

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường tài chính non trẻ nhưng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Là một thành phần trong thị trường tài chính thế giới nên không nằm ngoài sự vận động của thị trường thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, thị trường buộc phải hoàn thiện cả về quy mô lẫn chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Một trong những sản phẩm không thể thiếu trong sự phát triển của thị trường tài chính là các sản phẩm phái sinh. Trong series này, chúng tôi xin gửi tới quý nhà đầu tư tất cả những điều cần biết về chứng quyền.

Ảnh minh họa

1. Chứng quyền là gì ?

Chứng quyền (Covered warrant – CW) – Là quyền MUA/BÁN chứng khoán nhất định tại một mức giá nhất định ở một thời điểm cố định trong tương lai. Có nghĩa là nếu bạn sở hữu chứng quyền thì bạn có quyền (không có nghĩa vụ) mua (đối với chứng quyền mua) hoặc bán (đối với chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó.

Mỗi chứng quyền đều được gắn với một mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lãi/lỗ tại ngày đáo hạn

Có 2 loại chứng quyền là: Chứng quyền mua và chứng quyền bán. Tại Việt Nam, do sản phẩm mới được ra mắt nên chỉ triển khai chứng quyền mua đối với tài sản cơ sở là cổ phiếu.

2. Thông tin cơ bản

_ Chứng khoán cơ sở: Là tài sản mà giá chứng quyền phụ thuộc vào nó. Có thể là cổ phiếu hoặc chỉ số. VD: CW mã MBB

_ Giá chứng quyền: Là số tiền nhà đầu tư cần bỏ ra để sở hữu chứng quyền. Vd: 1 chứng quyền có giá 2.000 đ

_ Giá thực hiện: Là mức giá mà nhà đầu tư có quyền mua cổ phiểu khi chứng quyền đáo hạn. VD:  Giá thực hiện 22.000 đ

_ Giá thanh toán: Là mức giá để xác định khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư vào thời điểm thực hiện quyền. Tính bằng bình quân giá chứng khoán cơ sở 5 phiên liên tiếp trước ngày đáo hạn chứng quyền. Thông tin này sẽ được TCPH công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền.

_ Tỷ lệ chuyển đổi: Số lượng chứng quyền mà nhà đầu tư cần có để thực hiện quyền mua 1 CKCS. Vd: tỷ lệ 2:1 nghĩa là nhà đầu tư cần có 2 chứng quyền để thực hiện quyền mua đối với 1 chứng khoán cơ sở

_ Thời hạn chứng quyền: Ngày giao dịch trước 2 ngày làm việc so với ngày đáo hạn. Đây cũng là ngày cuối cùng chứng quyền được giao dịch

_ Ngày giao dịch cuối cùng: 2 ngày trước ngày đáo hạn chứng quyền. Sau ngày này chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết

_ Ngày đáo hạn: Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền

_ Ngày thanh toán: Là ngày mà nhà đầu tư nhận được tiền thanh toán từ tổ chức phát hành cho các chứng quyền có lãi.

VD minh họa:

_ Cách đọc mã chứng quyền:

Ảnh minh họa (Nguồn: HSC)

3. Cách thức giao dịch

Ảnh minh họa (Nguồn: HSC)

4. Trạng thái chứng quyền

Trạng thái chứng quyền là để xác định lời/lỗ của chứng quyền mà bạn đang sở hữu

Tại ngày thực hiện quyền, tổ chức phát hành phải thanh toán tiền cho nhà đầu tư khi chứng quyền ở trạng thái có lãi, kể cả khi nhà đầu tư có yêu cầu thực hiện quyền hay không. Trường hợp chứng quyền ở trạng thái lỗ hoặc hòa vốn, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra ban đầu để mua chứng quyền. Đây là mức lỗ tối đa của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư chứng quyền.

Chú ý: Trạng thái chứng quyền không phải là lãi/lỗ của nhà đầu tư. Để xác định lãi/lỗ, nhà đầu tư lấy số tiền nhận được từ công ty chứng khoán tại ngày đáo hạn trừ đi chi phí bạn bỏ ra để mua chứng quyền.

5. Xác định lời/lỗ khi đầu tư chứng quyền

Có 3 trạng thái khi bạn đầu tư chứng quyền: Lãi, lỗ hoặc hòa vốn

Ảnh minh họa (Nguồn: HSC)

TH1: Lời/lỗ khi nhà đầu tư giao dịch trước khi đáo hạn

Ví dụ:

NĐT A dự đoán giá cổ phiếu MBB sẽ tăng trong tương lai và mua 10.000 chứng quyền mua của MBB với giá 2.000đ/ 1 cq, giá cổ phiếu MBB lúc đó là 20.000đ. Vài ngày sau, cổ phiếu MBB tăng đúng như dự đoán lên 23.000, giá chứng quyền mua MBB tăng lên mức 3.000đ/ 1 cq (giả định).

===> Nhà đầu tư A bán chốt lời và thu về khoản lời: (3.000 – 2.000) x 10.000 = 10 triệu VND

Nếu giá cổ phiếu MBB giảm xuống ngược với dự đoán còn 18.000đ, giá chứng quyền mua giảm còn 1.000đ/ 1 cq (giả định).

===> NĐT A bán cắt lỗ và chịu khoản lỗ: (1.000 – 2.000) x 10.000 = 10 triệu VND

TH2: Lời/lỗ nếu bạn nắm giữ đến khi đáo hạn

 

Ví dụ:

Có thông tin về quyền mua cổ phiếu MWG cụ thể như sau:

Tổng chứng quyền dự kiến mua là: 1,000 chứng quyền

Tổng số tiền đầu tư ban đầu là: 1,000 x 5,000 = 5,000,000 đ

Nhà đầu tư này nắm giữ cổ phiếu đến ngày đáo hạn. Sau 06 tháng, giá cổ phiếu MWG lúc này là 110,000 đ/1cp

Điểm hòa vốn = 90,000 + 5,000 = 95,000 đ/1cp

Lợi Nhuận = [(110,000 – 90,000)/2 – 5,000] x 1,000 = 5,000,000 (LN CW = 100% > LN cổ phiếu tăng giá = 20%)

Lỗ tối đa = Số tiền đầu tư ban đầu = 5,000,000

 

Trân trọng./.

—————————
Tâm Thanh – Chuyên viên Phân tích, Tư vấn đầu tư chứng khoán

Điện thoại / Zalo / Viber: 0889 656 908

Room Tư vấn miễn phí: TẠI ĐÂY

 

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!