SELECT MENU

Đầu tư dựa trên các quy tắc, không dựa vào cảm xúc

Jesse Livermore, một nhà đầu tư chứng khoán lâu năm nổi tiếng đã kiếm được cũng như thua lỗ hàng triệu đô-la trên thị trường chứng khoán, từng nói: “Chỉ có hai loại cảm xúc trên thị trường là hy vọng và lo sợ. Vấn đề là bạn nên hy vọng khi lo sợ và bạn nên lo sợ khi hy vọng.” Trong bài này, chúng tôi sẽ cung cấp những kinh nghiệm để cho cảm xúc không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của bạn.

Cách Kiểm Soát Cảm Xúc: Bí Quyết Không Phải Ai Cũng Biết

Tại sao Livermore lại nói “hy vọng khi bạn nên lo sợ” và ngược lại?

Khi cổ phiếu giảm xuống 8% so với giá mua vào, bạn đang bị thua lỗ và bạn hy vọng cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại. Nhưng đáng ra bạn nên lo sợ vì rất có thể bạn sẽ thua lỗ lớn hơn. Điều bạn nên làm là bán cổ phiếu đi để tránh thua lỗ.

Khi cổ phiếu rơi xuống quá sâu 20-50% so với giá đỉnh, bạn đang bị kẹp hàng với tâm lý sợ hãi, sợ nó sẽ giảm thêm thêm nữa điều này dễ khiến bạn cắt lỗ cổ phiếu đúng vùng đáy của nó. Không có gì là mãi mãi, việc cổ phiếu giảm quá sâu sẽ mở ra cơ hội mới ở các con sóng phục hồi hoặc đảo trend sau đó. Lúc lo sợ bạn nên hy vọng.

Khi cổ phiếu tăng giá và bạn đang kiếm được tiền, bạn lại lo sợ có thể bị mất lợi nhuận. Vì vậy, bạn bán ra quá sớm. Nhưng thực ra giá cổ phiếu tăng là dấu hiệu của sức mạnh và cho thấy bạn có thể đúng.

Khi cổ phiếu tăng quá mạnh, tạo cảm giác hưng phấn cho bạn, bạn cho rằng cổ phiếu tăng mạnh là cổ phiếu khỏe, nếu không mua sớm sẽ làm mất cơ hội vì vậy mà vội vàng mua đuổi cổ phiếu giá cao khi nó đang trên đường tăng. Việc này ban đầu có thể đúng nhưng càng về sau thì độ hưng phấn của bạn càng cao, xác suất sai càng lớn. Và bạn dễ dàng trở thành người cuối cùng mua cổ phiếu đó ở mức giá đỉnh. Lúc hy vọng bạn nên lo sợ.

Điều đó không đi ngược lại bản tính con người không?

Dù đầu tư vào lĩnh vực nào, bạn cũng sẽ hành động dựa trên cảm xúc, và thị trường chứng khoán không phải là ngoại lệ. Nhưng thị trường không biết bạn là ai. Chính xác là thị trường không quan tâm bạn nghĩ gì hoặc muốn thấy điều gì đang diễn ra.

Bản tính con người được gắn chặt với thị trường, và những cảm xúc như cái tôi, tính cả tin, sự lo sợ và lòng tham vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Làm thế nào để vượt qua những phản ứng cảm tính, tự nhiên?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, cách duy nhất là thiết lập các quy tắc mua và bán dựa trên cách thức hoạt động của thị trường, không dựa trên các quan điểm cá nhân hay những định kiến. Tự xây dựng hệ thống kỷ luật cho bản thân. Kỷ luật sinh ra là để khắc phục yếu điểm của cảm xúc. Hãy lấy kỷ luật làm thầy !

Các luật sư phân tích quá khứ và sử dụng những tiền lệ, tại sao bạn không làm thế? Càng hiểu quá khứ, bạn sẽ càng dễ dàng tỉnh thức tronng hiện tại để rồi từ đó nhận ra những cơ hội trong tương lai.

Việc nghiên cứu những cổ phiếu thành công trong quá khứ hữu ích như thế nào trong hiện tại?

Hằng năm chúng tôi đều xây dựng các mô hình, hoặc mô tả sơ lược về những cổ phiếu nổi bật. Thay vì nghe những người tự cho mình là chuyên gia, các quan điểm cá nhân, hay tin đồn (đa số là sai), chúng tôi biết chính xác đặc điểm của những cổ phiếu thành công trong quá khứ. Đây sẽ là công thức chỉ dẫn tôi khi tìm kiếm những cổ phiếu hàng đầu trong tương lai.

Phân tích những cổ phiếu thành công trong quá khứ cung cấp một cái nhìn tổng quát về viễn cảnh thị trường. Những biến động thị trường hàng ngày, hàng tuần đe dọa cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Một cái nhìn toàn diện về quá khứ sẽ giúp phát hiện được xu hướng thị trường, từ chu kỳ này đến chu kỳ khác, tạo cơ hội phát triển lớn cho các nhà đầu tư.

Một số thói quen không tốt của các nhà đầu tư là gì?

Một là, bị các cổ phiếu giá thấp hấp dẫn thái quá. Ý tưởng mua một lô lớn cổ phiếu dưới 8.000 đ rồi chờ đợi nó tăng gấp đôi nghe có vẻ hấp dẫn. Trong khi thực tế, cơ may trúng xổ số có thể còn cao hơn. Bởi những cổ phiếu này dễ rơi vào trạng thái bo cung, bị lèo lái ….

Đầu tư vào các cổ phiếu không giống như mua một chiếc váy hoặc một chiếc xe ô tô. Thị trường chứng khoán là thị trường đấu giá: Các cổ phiếu được bán theo giá trị của chúng tại thời điểm bán. Và khi bạn mua các cổ phiếu giá thấp, bạn sẽ nhận được thứ giá trị bằng số tiền mình bỏ ra.

Các cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong 10 – 20 năm qua trung bình có giá trên 20.000 đ trước khi tăng gấp đôi, gấp 3 hoặc hơn. Đó là một thực tế. Các cổ phiếu giá thấp thường gắn với rủi ro lớn hơn nhiều.

Không dễ khi thừa nhận sai lầm !

Không ai muốn tự nhận là mình sai. Nhưng để cái tôi của bạn can thiệp vào việc phân tích, hay nếu bạn thích một cổ phiếu quá mà không xem xét thật khách quan, là điều không hợp lý khi đầu tư.

Chúng tôi tìm ra được một bí quyết vô giá để phân tích tất cả các giao dịch. Hàng năm, chúng tôi đánh dấu trên một biểu đồ thời điểm tôi mua và bán mọi cổ phiếu, và liệt kê các lý do mua hoặc bán chúng. Sau đó, tôi phân loại những cổ phiếu đem lại lợi nhuận và những cổ phiếu khiến tôi thua lỗ. Tôi đã làm đúng những gì đối với các cổ phiếu tăng giá? Tôi mắc phải sai lầm gì với những cổ phiếu khác? Đây là một thói quen tuy nhỏ nhưng rất cần thiết.

Sau đó, tôi thiết lập một số quy tắc mới để tránh phạm phải sai lầm tương tự trong tương lai. Xây dựng hệ thống kỷ luật riêng cho bản thân. 

Nếu không nhìn thấy sai lầm của mình, bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà đầu tư giỏi.

Tổng Kết:

1.1. Không để tình cảm xen vào việc kinh doanh cổ phiếu của bạn. Tuân theo các quy tắc mua và bán, đừng để cảm xúc làm thay đổi quyết định của bạn.

1.2. Đừng mua cổ phiếu có mức giá dưới 8.000 đ. 

1.3. Tìm hiểu kỹ lịch sử những cổ phiếu đã và đang thắng thế trên thị trường chứng khoán sẽ giúp bạn đầu tư thành công trong tương lai.

1.4. Luôn luôn phân tích các giao dịch trên thị trường chứng khoán để học hỏi từ những thành công và thất bại của chính mình

1.5. Xây dự hệ thống kỷ luật riêng cho bản thân.

 

Trân trọng./.

—————————
Tâm Thanh – Chuyên viên Phân tích, Tư vấn đầu tư chứng khoán
Điện thoại / Zalo / Viber: 0889 656 908

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!