Góc nhìn thị trường tuần 03-07/12/2018
Kỳ vọng sự hồi phục bền vững
I. Tình hình hiện tại:
– Tổng kết tuần qua, thị trường chứng khoán khép lại với sự hồi phục trở lại về mặt điểm số, tuy nhiên thanh khoản vẫn không có sự cải thiện, bên cạnh việc khối ngoại duy trì mạch bán ròng liên tiếp trước khi đảo chiều mua ròng trong phiên cuối tuần.
– Nhìn chung, thị trường tuần qua xuất hiện sự khả quan trong tiến trình thị trường lấy lại phần đã mất trước đó thông qua việc “kéo trụ xoay vòng”, với các vai trò của cũng không có sự nổi bật nhất định từ yếu tố ngành dẫn dắt, nhưng trong phạm vi từng ngành vẫn có ít nhiều những cổ phiếu để lại câu chuyện tạo nên bức tranh tương đối
– Ở nhóm ngân hàng, thông tin tốt xấu đã đến với BID trong thời gian qua nhưng tựu trung việc phản ánh vào giá kéo BID từ quanh mốc 30 có đà tăng tốt là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, việc BID tăng nhưng đại đa số các cổ phiếu họ ngân hàng không thực sự diễn biến khả quan, mặc dù kết quả kinh doanh thuộc nhóm ngành dẫn đầu thị trường.
– Ở nhóm Vingroup, với việc VIC liên tục đưa ra các thông tin hỗ trợ tốt từ Vinfast và đà hồi phục từ phạm vi quanh 90 lên vượt mốc 100 cho thấy nhiều khả năng VIC cần một nhịp giảm để tạo nền quanh khu vực nhạy cảm này, trước khi có sự bứt phá ngoạn mục trong thời gian tới. Ngoài ra, VHM thời gian qua cũng đã hình thành những phiên giao dịch khá sôi nổi, có sự thu hút dòng tiền nhất định, do đó bộ đôi VIC và VHM được kỳ vọng sẽ tạo thành cặp trụ đỡ chỉ số khi có thông tin tốt và thị trường không quá biến động.
– Câu chuyện dầu khí và biến động giá dầu thế giới, đà phục hồi của giá dầu có vẻ chững lại và đang tạo nền quanh mốc 60$, cũng là điểm giá mà các thỏa thuận cũng như đàm phán quan trọng trên thế giới diễn ra để có một hướng đi mới cho sản lượng cũng như giá dầu. Tuy nhiên, về quan điểm trung dài hạn, việc giá dầu đi lên là chắc chắn và đã được nhiều chuyên gia khẳng định, khi bối cảnh căng thẳng thế giới và tình hình lượng cung dầu không có yếu tố đột biến về sản lượng. Do vậy, việc đầu tư giá trị đối với GAS, PLX, PVD, PVS là một lựa chọn khá tốt.
– Biến động zig zag ở trụ với sự tăng giảm đan xen cũng chưa thực sự hình thành vai trò dẫn dắt của một cổ phiếu cụ thể hoặc một nhóm ngành nhất định.
– Nhóm kỳ vọng bất động sản và chứng khoán trong quý 4, đặc biệt là tháng cuối cùng của năm 2018 trước khi các kết quả được phản ánh vào giá trong khoảng thời gian này. Có thể kỳ vọng lớn ở nhóm bất động sản khi kết quả kinh doanh phần lớn đã đạt được rất tốt trong chặng đường vừa qua như NVL, DXG, NLG….
Riêng các công ty chứng khoán cũng đạt được những kết quả khả quan, đặc biệt là SSI, HCM và VCI. Đây sẽ là nhóm ngành được hy vọng sẽ tạo ra những biến chuyển tích cực trong thời gian tới.
– Những nhóm ngành CPTPP (thủy sản, dệt may, logistics) cũng không để lại quá nhiều ấn tượng trong tuần qua.
– Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 322 tỉ, tập trung gom mạnh VNM.
II. Thông tin nổi bật:
– Mỹ đình chiến thương mại với Trung Quốc trong 90 ngày.
– Nga và A rập Saudi đạt bước tiến quan trọng để giảm sản lượng dầu.
III. Chiến lược tuần mới:
– Hai thông tin tích cực cuối tuần qua được kỳ vọng sẽ mang lại tín hiệu tốt, đặc biệt là thông tin đình chiến, nhiều khả năng nó sẽ đem đến sự tích cực và kéo thị trường cả thế giới đi lên và Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi.
– Việc giảm sản lượng dầu có thể là tin tốt đối với nhóm dầu khí nhưng sẽ có “độ trễ chính sách”, cần một thời gian để tạo tính lan tỏa.
– Chiến lược tuần mới, có thể tiếp tục quan sát thị trường, có thể xem xét giải ngân với 2 nguyên tắc sau:
+ Tranh thủ giải ngân những cổ phiếu đã giảm sâu thuộc những ngành có yếu tố nội tại tốt như CPTPP, bất động sản, ngân hàng để đón sóng quý 4 hoặc một số mã cổ phiếu thực sự có thông tin hỗ trợ tích cực;
+ Không giải ngân nhiều trong những phiên thị trường bật tăng quá mạnh, vì nguy cơ dính vào bẫy “mua đuổi”
IV. Danh mục khuyến nghị:
- Danh mục quan sát:
Nhóm ngành dầu khí: Khuyến nghị quan sát thận trọng POW, GAS, PVS, PLX, BSR khi giá dầu thế giới vẫn đang còn nhiều bất ổn.
Nhóm ngành ngân hàng: VCB, TCB, BID
- Danh mục khuyến nghị đầu tư:
Ngành logistics: Ưu tiên giải ngân, sau thông tin Bộ giao thông vận tải ban hành Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về việc tăng phí khung giá dịch vụ cảng biển 10%.
GMD: mua quanh 27.5-28.3, mục tiêu ngắn hạn: 30-30.8, mục tiêu 3-5 tháng: 35, cắt lỗ < 26
VSC: mua quanh 40, mục tiêu ngắn hạn: 44-45, mục tiêu 3-5 tháng: 48-50, cắt lỗ < 37
Ngành hàng không: hưởng lợi ngắn hạn khi giá dầu giảm
HVN: mua quanh 33.5-34.3, giá mục tiêu: 37-38, mục tiêu 3-5 tháng: 44-45, cắt lỗ < 31.5
VJC: mua quanh 128.5-132, giá mục tiêu: 140-143, mục tiêu 3-5 tháng: 160, cắt lỗ < 125
Các khuyến nghị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào dòng tiền, khẩu vị và sức chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư, tác giả bài viết miễn trách đối với kết quả của quá trình đầu tư của nhà đầu tư.
———————–
Nguyễn Phước Vĩnh Trường – Chuyên viên Tư vấn & Đầu tư chứng khoán
Số Điện thoại/ Zalo: 0945.715.474
Địa chỉ: Tầng 6A, tòa nhà báo Sài Gòn Giải phóng, Số 436 – 438 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TPHCM.