SELECT MENU

Góc nhìn thị trường tuần 26-30/11/2018

                                                 Góc nhìn tuần mới và kỳ vọng vào sự hồi phục của tâm lý

Thị trường chứng khoán tuần qua có sự hồi phục khá tốt, nhưng chốt phiên thứ sáu đã hứng chịu áp lực chốt lời khá mạnh khiến VN-Index mất gần 7 điểm còn 917,97 điểm, tuy nhiên vẫn kết phiên cuối tuần trên mức 915 điểm tiếp tục trải qua giai đoạn suy thoái như góc nhìn trước đó. Điểm chung quen thuộc đó là tình hình giảm điểm, thanh khoản thấp, trụ lớn của thị trường lao dốc

I. Tình hình hiện tại:

_ Tổng kết tuần qua, thị trường chứng khoán khép lại với sự hồi phục trở lại về mặt điểm số, tuy nhiên thanh khoản vẫn không có sự cải thiện, bên cạnh việc khối ngoại duy trì mạch bán ròng liên tiếp trước khi đảo chiều mua ròng trong phiên cuối tuần.

_ Nhìn chung, thị trường tuần qua cũng không có sự nổi bật nhất định từ yếu tố ngành dẫn dắt, nhưng trong phạm vi từng ngành vẫn có ít nhiều những cổ phiếu để lại câu chuyện tạo nên bức tranh tương đối

_ Ở nhóm ngân hàng, cổ phiếu VPB tiếp đà hút tiền sau thông tin Chủ tịch VPBank đăng kí mua 21 triệu cổ phiếu quỹ, theo đó đà tăng của VPB tiếp tục được duy trì so với tuần trước và chỉ chịu quay đầu giảm vào phiên cuối tuần, phần lớn đến từ áp lực thị trường chung và tâm lý chốt lời một phần sau chuỗi hồi phục trước đó.

_ Ở câu chuyện họ Vingroup, VHM cũng chứng kiến một số phiên tăng tốt, nhưng ấn tượng vẫn là VIC khi cổ phiếu này giữ mạch tăng khá tốt, phục hồi lên gần sát mức giá 3 con số. Mức tăng này được lý giải đến từ thông tin tích cực do Vinfast mang lại, đồng thời tự bản thân Vingroup cũng để lại dấu ấn khi liên tiếp chi đậm tiền thành lập những công ty con trong lĩnh vực an ninh mạng và công nghệ thông tin. Cũng chính điều này đã ghi tên VIC trở thành cứu tinh giúp VN-Index có sự khôi phục về điểm số.

_ Tâm điểm của tuần là VCG sau khi SCIC thoái vốn với mức giá ấn tượng 28.900 đồng, kéo theo sắc tím đến với VCG từ rất sớm phiên cuối tuần. Từ đây, VCG đã làm tốn khá nhiều giấy mực của báo chí về phiên thoái vốn, mà đã lâu lắm, thị trường mới chứng kiến được. Câu chuyện này, đã đánh dấu một mốc son khi nó đem đến cho thị trường nhiều ý nghĩa:

+ Thứ nhất, nó gợi cho nhà đầu tư nhớ đến mức bán vốn kỷ lục của Sabeco (mã SAB) cũng khoảng thời điểm này năm 2017

+ Thứ hai, nó đem lại cho SCIC 7.367 tỷ đồng, cao hơn gần 2.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm SCIC công bố trước đó

+ Thứ ba, lần thoái vốn thành công này phần nào củng cố tâm lý giúp nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường đang nằm trong xu thế giảm.

+ Cuối cùng, cũng là quan trọng nhất, nó tạo nên kỳ vọng cho thị trường, cho nhà đầu tư cũng nhưu những nhà quản lý thị trường, về một tương lai tươi sáng phía trước, mở ra lại một thời kỳ mới của IPO và thoái vốn, trong bối cảnh việc thoái vốn đang được Chính phủ và các bộ ngành liên quan mạnh tay thúc giục.

_ Ở một góc nhìn khác, câu chuyện buồn đến với dòng dầu khí khi nhiều cổ phiếu quay đầu điều chỉnh, điển hình là GAS, PVD, PVS khi giá dầu tiếp tục chuỗi ngày giảm sâu.

_ Một số trụ khác cũng như nhóm ngành CPTPP (thủy sản, dệt may, logistics) cũng không để lại quá nhiều ấn tượng trong tuần qua.

II. Thông tin nổi bật:

_ Bitcoin thủng mốc 4.000 USD

_ Giá dầu chứng kiến phiên sụt giảm kinh hoàng, khi giá dầu thô xuống gần 50$/ thùng, giá dầu Brent chạm mốc 59$/ thùng. Điều này đã dẫn đến động thái khiến Trump vui mừng trong khi OPEC chuẩn bị họp gấp để đưa ra phương án ứng phó.

_ VIB hoàn tất tăng vốn lên 7.834 tỷ đồng từ chia thưởng cổ phiếu

III. Chiến lược tuần mới:

_ Rủi ro hiện tại vẫn còn khi xu thế giảm vẫn hiện hữu, dòng tiền tiếp tục quan sát gây tâm lý nghi ngờ và rủi ro còn tiềm ẩn cao.

_ Tuần mới sẽ đánh dấu khá nhiều rủi ro, nguyên nhân là thời gian này thị trường bắt đầu vào giai đoạn không có quá nhiều thông tin hỗ trợ, và một rủi ro lớn chủ yếu áp lực đến từ việc giá dầu giảm mạnh, nó có thể gây ra đợt giảm sốc bao trùm lên nhóm ngành này, đặc biệt là những cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số.

_ Chiến lược tuần mới, có thể tiếp tục quan sát thị trường, có thể xem xét giải ngân với 2 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tranh thủ giải ngân những cổ phiếu đã giảm sâu thuộc những ngành có yếu tố nội tại tốt như CPTPP, bất động sản, ngân hàng để đón sóng quý 4 hoặc một số mã cổ phiếu thực sự có thông tin hỗ trợ tích cực;

Nguyên tắc 2: Không giải ngân nhiều trong những phiên thị trường bật tăng quá mạnh, vì nguy cơ dính vào bẫy “mua đuổi”

IV. Danh mục khuyến nghị:

  1. Danh mục quan sát:

Nhóm ngành ngân hàng: VPB, HDB, BID

  1. Danh mục khuyến nghị đầu tư:

Ngành dầu khí: Khuyến nghị quan sát thận trọng POW, GAS, PVS, PLX khi giá dầu thế giới vẫn đang còn nhiều bất ổn.

Ưu tiên giải ngân POW quanh giá 13.7-14.3, nắm giữ hướng tới mục tiêu 18-20 sau khi niêm yết chính thức trên HOSE

Ngành dệt may (ưu tiên):

TNG: mua quanh 19, mục tiêu ngắn hạn: 21.5-22, mục tiêu 3-5 tháng: 24-25, cắt lỗ < 17.5

TCM: mua quanh 24.5-25.8, mục tiêu ngắn hạn: 29-29.8, mục tiêu 3-5 tháng: 30, cắt lỗ < 24

STK: quan sát

Ngành logistics:

GMD: mua quanh 28-28.5, mục tiêu ngắn hạn:30-30.8, mục tiêu 3-5 tháng: 35, cắt lỗ < 26

VSC: mua quanh 40-40.5, mục tiêu ngắn hạn: 44-45, mục tiêu 3-5 tháng:485, cắt lỗ < 37

Các khuyến nghị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào dòng tiền, khẩu vị và sức chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư, tác giả bài viết miễn trách đối với kết quả của quá trình đầu tư của nhà đầu tư.

———————–

Nguyễn Phước Vĩnh Trường – Chuyên viên Tư vấn & Đầu tư chứng khoán

Số Điện thoại/ Zalo: 0945.715.474

Địa chỉ: Tầng 6A, tòa nhà báo Sài Gòn Giải phóng, Số 436 – 438 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TPHCM.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!