Góc nhìn tuần 12-16/11/2018
I. Tổng quan:
Tuần qua, thị trường có một tuần giao dịch buồn khi chốt phiên thứ sáu, VN-Index đã đóng cửa ở 914,29 điểm (giảm 1,15%) và HNX-Index chốt phiên ở 103,01 điểm, (giảm 1,46%) so với cuối tuần trước đó.
Cụ thể trong phiên cuối tuần, VN-Index để mất đi gần 12 điểm và lùi về chạm mốc 914,29 điểm. Dù hy vọng được đặt lên VHM, BVH và NVL nhưng áp lực cung rất mạnh tại các nhóm ngành chủ chốt gồm dầu khí (dẫn đầu là GAS), họ nhà băng (MBB, VCB, TCB, CTG) cùng HPG… đã đè VN-Index giảm khá sâu.
Thanh khoản vẫn tiếp tục mất hút như diễn biến tại các phiên trước đó.
Thị trường đón nhận loạt tin tức mới, nhưng có vẻ vẫn bị lu mờ trước tâm lý bi quan đang lan rộng trong giới đầu tư.
Giá dầu sau khi lập đỉnh trên mốc 80$ hiện đang có xu thế vận động giảm, do chịu ảnh hưởng chính từ tình hình thế giới cũng như lượng cung có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới, đặc biệt từ Iran
II. Phân tích thực trạng:
- Không theo lẽ thông thường, khi thị trường vận động trong xu thế khó khăn, bài nhận định này cũng không đi sâu quá nhiều vào việc phân tích các khía cạnh thị trường.
- Điểm mấu chốt hiện tại, chúng ta phải nhìn nhận rằng:
– Dòng tiền yếu, thanh khoản èo uột;
– Thiếu sự dẫn dắt chính của một hoặc một số nhóm ngành; việc ngoi lên của một số cổ phiếu trong thời gian ngắn sau đó lại chịu áp lực xả mạnh, vô hình chung tạo nên tâm lý bi quan lan rộng, dẫn đến việc tạo những ảnh hưởng:
+ Ngưng giải ngân mới vì chờ cổ phiếu xuống thấp hơn để ra quyết định;
+ Tranh thủ xả hàng ở những phiên thị trường hồi mạnh để giảm margin hoặc tỉ trọng cổ phiếu, chờ đợi xu thế mới;
+ Dòng tiền giải ngân bình quân giá xuống vì hy vọng cơ hội phục hồi, tuy nhiên đây là yếu tố không được đánh giá cao vì mang những rủi ro nhất định.
- Cái nhìn khách quan về thị trường phái sinh:
– Sự bi quan của thị trường cơ sở và tâm lý của nhà đầu tư trong giai đoạn này là chuyển sang thị trường phái sinh, nó biểu hiện qua nhân tố định tính là sự nở rộ của dịch vụ tư vấn tiếp thị chứng khoán phái sinh tại nhiều tổ chức; kèm theo nhân tố định lượng là tính thanh khoản, dòng tiền cũng như số lượng hợp đồng phái sinh cũng tăng rất mạnh trong thời gian qua.
– Lẽ dĩ nhiên, việc dòng tiền luân chuyển đến nơi có tính an toàn cũng như sinh lợi là điều hết sức bình thường, có thể được đánh giá là tích cực. Nó tích cực ở điểm, dòng tiền còn trụ lại trong thị trường thì sớm muộn nó cũng tìm đến “địa chỉ” của những doanh nghiệp làm ăn khả quan.
- Tin tức tốt dồn dập:
– Fed giữ nguyên lãi suất tháng 11, có thể sẽ tăng vào tháng 12.
Giá dầu Brent chạm về vùng đáy hỗ trợ cũ giá 70, WTI về hỗ trợ cũ giá 60.
– Tỷ giá VND/USD tăng 9 đồng ở tỷ giá trung tâm 22.703 VND và mức bán ra là 23.334 VND.
– Giá xăng trong nước điều chỉnh giảm từ 06/11;
– Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết 9 tháng đầu năm đã công bố gần như đầy đủ, đạt mức tăng trưởng khả quan;
– Nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục được “làm sạch”, hơn 15 ngân hàng lãi đậm nghìn tỉ. Điểm đáng chú ý là tỉ trọng lợi nhuận của các ngân hàng đến từ việc tăng thu phí, điều này có thể giảm áp lực tăng trưởng tín dụng, giúp chính sách điều hành của Chính phủ có thêm nhiều “dư địa” để triển khai.
– Tình hình xuất khẩu tăng trưởng khá; các chuyến đi công tác của Chính phủ đến Nhật Bản, Châu Âu đem về loạt hợp đồng có trị giá hàng chục tỉ Dollar Mỹ.
– Tỉ giá tiếp tục duy trì ổn định, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cải thiện.
……
III. Chiến thuật tuần mới:
– Mặc dù thông tin tốt được truyền thông liên tiếp ghi nhận, kèm theo sự đánh giá cao của giới chuyên gia cũng như góc nhìn quốc tế, tuy nhiên với tâm lý bi quan bao trùm như hiện nay, và điểm chính yếu là dòng tiền vẫn còn đứng ngoài thị trường, nên ưu tiên giữ tiền hoặc giảm tỉ trọng margin (nếu có) vẫn là ưu tiên hiện tại.
– Một số Công ty chứng khoán đưa ra nhận định về xu thế đi xuống của thị trường, tuy nhiên rất nhiều cổ phiếu hiện đã ở vào vùng đáy, đặc biệt là nhóm blue chip có kết quả kinh doanh tốt.
– Do đó, với tình hình hiện nay, nhà đầu tư có thể xem xét lựa chọn phương pháp giữ tiền, thận trọng quan sát như một hành động có tính phòng thủ cao nhất, đồng thời tiến hành giải ngân chọn lọc ở những cổ phiếu tốt thuộc những nhóm ngành có ưu điểm về kết quả kinh doanh cũng như triển vọng phát triển trong thời gian tới:
- Nhóm CPTPP: Thủy sản (MPC, FMC, ANV); dệt may (VGT, TNG, STK)
- Nhóm nhà băng: TCB, BID, VIB, MBB.
- Chứng khoán: SSI, VND, FTS, MBS
- Blue chip: HPG, VJC, PNJ, MWG
- Logistics: GMD, VSC
- Dầu khí: PLX, GAS, PVS
- BĐS: DXG, NLG, DIG
* Mọi phân tích và nhận định chỉ mang tính tham khảo.
Liên hệ mở tài khoản giao dịch:
Nguyễn Phước Vĩnh Trường – Chuyên viên Tư vấn & Đầu tư chứng khoán
Số Điện thoại/ Zalo: 0945.715.474
Địa chỉ: Tầng 6A, tòa nhà báo Sài Gòn Giải phóng, Số 436 – 438 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TPHCM.