Khi nào cần bán để giảm thiểu thiệt hại – Phân tích hoạt động của bạn
Phân tích hoạt động mua bán của bạn, cũng chính là nhìn nhận lại những sai lầm rất phổ thông mà dường như đa số những nhà đầu tư chứng khoán mắc phải.
Để giúp tránh “thành kiến giá mua”, đặc biệt nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn, tôi đề nghị bạn sử dụng một phương pháp khác để phân tích các kết quả. Vào cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý, hãy tính tỷ lệ phần trăm thay đổi về giá của mỗi cổ phiếu tính từ lần cuối bạn thực hiện phép phân tích này. Bây giờ hãy liệt kê các cổ phiếu của bạn theo thứ tự thành tích tương đối về giá của chúng kể từ lần tính trước. Giả sử cổ phiếu HBC của bạn đã giảm 6%, MWG giữ nguyên, còn VCB tăng 10%. Danh sách của bạn sẽ bắt đầu với VCB, tiếp theo là MWG và cuối cùng là HBC.
Đến cuối tháng hoặc cuối quý sau, bạn cũng làm tương tự. Sau một vài lần xem lại, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những cổ phiếu nào đang vận hành không tốt. Chúng sẽ nằm ở cuối danh sách; những cổ phiếu tốt sẽ nằm tại hoặc gần vị trí đầu.
Phương pháp này không hoàn toàn dễ hiểu, nhưng nó buộc bạn tập trung chú ý vào thành tích tương đối của các khoản đầu tư của bạn trên thị trường, thay vì vào cái giá mà bạn đã phải trả để mua những cổ phiếu đó. Nó sẽ giúp bạn duy trì một tầm nhìn rõ ràng hơn. Dĩ nhiên, phải giữ lại những ghi chép về giá mua để còn tính thuế, nhưng bạn nên sử dụng phương pháp thực tế hơn nhiều này trong việc quản lý dài hạn danh mục đầu tư của bạn. Áp dụng phương pháp này nhiều hơn một lần trong mỗi quý chỉ có thể mang lại lợi ích cho bạn. Việc xóa bỏ thành kiến về giá mua có thể mang lại nhiều hơn lợi ích và sự tưởng tượng.
Bất cứ lúc nào thjc hiện một ủy thác trên chứng khoán này, bạn cũng nên xác định lợi tức tiềm năng và nguy cơ thua lỗ. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Bạn sẽ không đời nào mua một cổ phiếu chỉ có 20% cơ hội sinh lời trong khi nguy cơ thua lỗ lên tới 80%, phải không? Nhưng làm thế nào bạn biết được đây không phải là lúc mua một cổ phiếu nào đó nếu bạn không nỗ lực xác định nhưng nhân tố nói trên và hành động theo những quy luật bán ra được cân nhắc kỹ? Bạn đã có những quy luật bán ra được viết ra giấy và tuân thủ chặt chẽ chưa, hay là bạn vẫn đang “bay mò”?
Tôi đề nghị bạn viết ra giấy mức giá mà bạn mong đợi sẽ bán cổ phiếu nếu bị thua lỗ (-8% trở xuống so với mức giá mua vào của bạn) cùng với mức lợi tức tiềm năng mà bạn mong đợi của tất cả những chứng khoán mà bạn mua. Ví dụ, bạn có thể cân nhắc bán ra cổ phiếu tăng tiến của mình khi tỷ số P/E của nó đã tăng 130% hoặc nhiều hơn kể từ thời điểm nó bắt đầu cuộc leo thang mạnh mẽ từ nền tảng khởi đầu của nó. Bằng cách viết ra giấy, bạn sẽ có thể quan sát một cổ phiếu nào đó đã đạt tới một trong những mức kể trên hay chưa một cách dễ dàng hơn.
Việc đưa ra những quyết định bán cổ phiếu dựa trên giá mua vào và giữ lại những cổ phiếu đang xuống giá đơn giản chỉ vì bạn không thể chấp nhận sự thật là đã quyết định một cách khinh suất và bị lỗ vốn là một cung cách kinh doanh tồi tệ. Thực tế bạn đang làm ngược lại hoàn toàn so với những gì phải làm nếu bạn điều hành doanh nghiệp của riêng mình.
Thành công trong cuộc sống rất đơn giản.
Tìm một việc làm, học hành tử tế,
Học cách tiết kiệm và đầu tư một cách khôn ngoan.
Mọi người đều có thể làm được.
Bạn cũng có thể làm được.