Thị trường chứng khoán Việt Nam – Tổng kết 2018 và Triển vọng 2019
Cachchoichungkhoan.vn xin gửi đến các nhà đầu tư Phần tổng kết năm 2018 và triển vọng 2019 của thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như các khuyến nghị đầu tư cho năm 2019.
I. Bức tranh vĩ mô 2018-2019
1. Tổng kết vĩ mô 2018:
a) Thế giới
– Kinh tế toàn cầu 2018 quanh đỉnh Hưng Thịnh
– Tăng trưởng GDP toàn cầu đạt đỉnh trong 2018
– Các chỉ tiêu vĩ mô 2018 hướng đến thắt chặt cung tiền
– USD tăng mạnh trong 2018
– Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu từ 2018
Kết luận
+ Tăng trưởng kinh tế thế giới đạt đỉnh trong 2018
+ Lạm phát tăng nhanh khiến NHTW tăng lãi suất để kiểm soát.
+ Rủi ro thị trường tăng cao do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
=> Các chính sách hỗ trợ kinh tế chấm dứt trong 2018 =>Dòng tiền tìm về các tài sản ít rủi ro.
b) Việt Nam
GDP Việt Nam trong 2018 cao kỷ lục
+ Động lực tăng trưởng đến từ 2 yếu tố: ngành tiêu dùng bán lẻ, FDI.
+ Tỷ trọng đóng góp GDP chuyển từ khai khoáng sang sản xuất chế tạo công nghiệp.
+ Mức độ phụ thuộc tăng trưởng vào vốn đầu tư nước ngoài ngày càng cao.
– Các chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam tăng trong 2018
Xu hướng tăng quay trở lại trong 2018 với các chỉ tiêu vĩ mô:
+ Lạm phát
+ Lãi suất
+ Tỷ giá
Tuy vậy, tất cả đều nằm trong biên độ mục tiêu.
– Tỷ giá VND/USD tăng mạnh trong 2018
+ Fed tăng lãi suất nhanh hơn kỳ vọng trong 2018 => USD tăng mạnh.
+ VND/USD tăng hết biên độ (3%) trong 2018.
– Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực đến Việt Nam trong 2018
Chỉ số rủi ro VIX 2018 tăng cao nhất kể từ 2014
Chiến tranh thương mại trong 2018 tác động tiêu cực đến Việt Nam theo 2 khía cạnh:
+ Áp lực tăng tỉ giá VND/USD để cạnh tranh xuất khẩu khi CNY mất giá mạnh.
+ TTCK VN giảm mạnh do dòng vốn ngoại rút về nước khi rủi ro toàn cầu tăng.
Kết luận
+ Kinh tế Việt Nam hiện ở quanh đỉnh Hưng Thịnh
+ GDP cao nhất kể từ 2008 cùng với các chỉ tiêu vĩ mô ổn định
+ Rủi ro toàn cầu tăng cao trong 2018 tác động đa chiều đến Việt Nam
=>Việt Nam còn dư địa để duy trì tốc độ tăng trưởng cao
=>Rủi ro toàn cầu sẽ còn có tác động mạnh đến Việt Nam trong tương lai
2. Dự báo xu hướng 2019:
– Các nền kinh tế mới nổi là động lực tăng trưởng 2019
– Chính sách tiền tệ thắt chặt lan rộng trong 2019
Các chỉ báo vĩ mô sẽ tiếp tục duy trì xu hướng của năm 2018:
+ Lạm phát có thể tăng: do giá hàng hóa tăng cao (dầu thô, quặng…)
+ Lãi suất tăng: để kiềm chế lạm phát
+ USD tăng nhẹ*: do Fed tiếp tục tăng lãi suất
*Xu hướng USD bị chi phối bởi nhiều yếu tố trái chiều trong 2019
– Khả năng leo thang kéo dài của CTTM rất thấp
• CTTM trong lịch sử đều kết thúc trong 2-3 năm với thiệt hại thuộc về các bên tham gia. • Dự báo CTTM Mỹ-Trung hạ nhiệt vào 2019, trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ 2020. • CTTM chỉ là 1 trong những quân bài của Mỹ để kiềm chế TQ trong cuộc chiến công nghệ lâu dài, mà các vấn đề then chốt là: Bảo hộ sở hữu trí tuệ, Huawei và công nghệ 5G, hỗ trợ nhà nước với chương trình Made in China 2025 tiếp tục là rào cản thương mại My-Trung về dài hạn.
– Dòng tiền sẽ quay trở lại các thị trường mới nổi (trừ TQ) trong 2019
Dòng tiền ngắn hạn vào các thị trường mới nổi (theo quý)
– Bức tranh vĩ mô Việt Nam tích cực trong 2019
Kết luận
+ Kinh tế toàn cầu trong 2019 vẫn tích cực với động lực tăng trưởng đến từ nhóm các nền kinh tế mới nổi
+Tuy vậy, rủi ro tăng cao đến từ:
✓ Chính sách tiền tệ thắt chặt
✓ Chiến tranh thương mại
✓ Bất ổn địa chính trị
=> Dòng vốn đầu tư sẽ có sự dịch chuyển lớn: hướng đến các tài sản an toàn, và mức độ chọn lọc các thị trường sẽ cao hơn.
+ Kinh tế Việt Nam được dự báo duy trì mức tăng trưởng cao
+ Các chính sách theo hướng ổn định vĩ mô sẽ là yếu tố thu hút và giữ chân dòng vốn ngoại.
=> Việt Nam là một trong các điểm đến của dòng tiền ngắn và dài hạn.
II. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam 2018:
– VN Index giảm 10% trong 2018
– Tăng trưởng lợi nhuận trong 2018 là 16.6%
+ Tăng trưởng Lợi nhuận Top 70 trong 2018 là 16.6%, thấp hơn mức 25% của 2017.
+ Ngân hàng và bất động sản là 2 ngành có tăng trưởng giảm mạnh nhất so với 2017.
+ Logistic, bán lẻ và năng lượng là các ngành có tăng trưởng cải thiện nhất.
– Cổ phiếu dầu khí có diễn biến tệ nhất 2018
Giá cổ phiếu các ngành giảm mạnh trong 2018
– Dòng vốn ngoại bị rút mạnh trong nửa sau 2018
Dòng vốn ngoại vào VN Index giảm từ tháng 5
Kết luận
Thị trường chứng khoán Việt Nam chia thành 2 xu hướng rõ rệt trong 2018:
+ 4 tháng đầu năm: xu hướng tăng, đạt đỉnh 1200.
+ 8 tháng còn lại: điều chỉnh giảm.
Lí do:
+ Định giá cổ phiếu khá cao so với mặt bằng chung
+Rủi ro đầu tư toàn cầu tăng cao
+ Khối ngoại rút vốn
+ Mặt bằng lãi suất tăng cao
+ Dư địa tăng trưởng của các cổ phiếu trụ trong 2019 không lớn
+ TTCK dịch chuyển trước chu kỳ kinh tế 6-12 tháng
III. Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam 2019:
Dư địa giảm của VN Index trong 2019 không lớn
+ Doanh nghiệp nội chưa cho thấy sự bứt phá trong đóng góp tăng trưởng GDP => tăng trưởng kinh tế cao nhưng ở chiều giảm dần.
+ Tăng trưởng lợi nhuận 2019 dự báo chênh lệch ít so với 2018.
+ Rủi ro toàn cầu đều là các yếu tố cũ.
+ Mức độ phân hóa của cổ phiếu sẽ lớn
=> Stock pick trở nên quan trọng hơn khi TTCK không xác định rõ xu hướng
– Tăng trưởng LNST top 70 trong 2019 là 15.1%
Dự báo tăng trưởng lợi nhuận theo ngành 2019
– Rủi ro đầu tư trong 2019
+ Nền KQKD trong 2018 khá cao và khó có tăng trưởng đột biến trong 2019
+ Lãi suất tiếp tục tăng => thu hẹp dự địa tăng trưởng của DN.
+ Rủi ro lớn đến từ đầu tư toàn cầu:
➢ Chiến tranh thương mại sẽ còn leo thang
➢ Lộ trình tăng lãi suất của Fed có thể diễn biến bất ngờ
➢ Tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm
➢ Dòng vốn đầu tư hướng về tài sản an toàn
– Dòng tiền ưu tiên tìm về các tài sản ít rủi ro trong 2019
+ Rủi ro gia tăng khiến nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản an toàn.
+ TTCK đi trước nền kinh tế 6-12 tháng.
➢ Giai đoạn slowdown của nền kinh tế tiếp tục được TTCK phản ánh trong 2019.
➢ Stockpick quyết định lợi suất của nhà đầu tư cổ phiếu trong 2019.
Kết luận: Độ phân hóa cao về lợi suất của TTCK 2019
TTCK 2019 có mức độ rủi ro cao, phản ánh giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế toàn cầu từ Hưng Thịnh sang slowdown.
+ Xu hướng tăng trưởng kinh tế đi ngang hoặc giảm nhẹ
+ Các chỉ số vĩ mô diễn biến kém tích cực (lạm phát, lãi suất, tỷ giá)
+ Chiến tranh thương mại, địa chính trị gây khó khăn cho thương mại toàn cầu.
Dư địa giảm của VN Index trong 2019 không lớn, nhưng khó có khả năng tăng trưởng vượt trội:
+ Vĩ mô vẫn ổn định, đảm bảo phát triển kinh tế
+ Nền KQKD trong 2018 khá cao, khó xuất hiện tăng trưởng bứt phá trong 2019.
+ Một số ngành đã qua thời kỳ tăng trưởng đỉnh cao (ngân hàng, chứng khoán, bất động sản)
=> Độ phân hóa lợi suất cao giữa các ngành và giữa các CP cùng 1 ngành.
=> Các ngành kỳ vọng tích cực trong 2019: tiện ích, năng lượng, bán lẻ
IV. Triển vọng ngành và khuyến nghị đầu tư:
Triển vọng đầu tư các ngành trong 2019
1. Bán lẻ: Mua
– DT bán lẻ hàng hóa 10T2018 đạt 2.7 triệu tỷ đồng, tăng 11.4% so với cùng kỳ (đã loại trừ yếu tố tăng giá 9.31%).
– Ngành bán lẻ tiếp tục được hưởng các yếu tố thuận lợi tới từ kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát ổn định, tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng.
– Xu hướng sắp tới là sự trỗi dậy của các kênh TM hiện đại như bách hóa và sự bùng nổ thương mại điện tử bắt nguồn từ thói quen sử dụng điện thoại ngày càng nhiều của người tiêu dùng.
Số lượng giao dịch thanh toán qua internet và điện thoại (đv: triệu gd)
2. Điện: Khả quan
– Nhu cầu tiêu thụ điện 2019 – 2021 cao, dự báo tăng 10%/năm trong khi công suất phát điện chỉ tăng 4.7%/năm cho thấy EVN sẽ phải tăng cường huy động các nhà máy điện sẵn có để đáp ứng nhu cầu.
– Giá điện bình quân theo đó cũng đã tăng mạnh trong 2018 và dự kiến tiếp tục tăng 10 – 15% trong 2019.
– El Nino xảy ra vào 2019 sẽ gây khô hạn làm sụt giảm sản lượng của nhóm thủy điện, giúp nhóm nhiệt điện gia tăng sản lượng.
3. Nước: Khả quan
– Ngành nước có bối cảnh tăng trưởng tốt: kinh tế vĩ mô thuận lợi tạo điều kiện cho các DN tăng trưởng, tốc độ đô thị hóa và tốc độ tăng trưởng dân số nhanh kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp và cho tiêu dùng tăng theo.
– Khó khăn đang tồn đọng sẵn có: hạ tầng cấp thoát kém phát triển khí tỉ lệ thất thoát cao, vấn đề ô nhiễm nguồn nước khi nước thải không được xử lý đúng quy định.
3. Bất động sản khu công nghiệp: Khả quan
– Ngành BĐS KCN tiếp tục có triển vọng tích cực nhờ bối cảnh kinh tế vĩ mô tăng trưởng bền vững giúp thu hút vốn FDI, làn sóng chuyển dịch SX từ TQ sang VN và các hiệp định thương mại mà VN liên tiếp ký mới, giúp nhu cầu SXKD tăng trưởng, kéo theo là nhu cầu thuê KCN để phục vụ SXKD.
– Tuy nhiên về lâu dài, các DN kinh doanh BĐS KCN sẽ phải đối mặt với một số rủi ro chính là quỹ đất có hạn và các thủ tục pháp lý kéo dài trong việc cấp phép mở rộng/mở mới KCN.
V. Phân tích kỹ thuật:
1. Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động – MWG (HOSE)
– Quan điểm kỹ thuật: Gía có sự suy giảm trở lại dưới MA5 nhưng với thanh khoản khá thấp cho thấy áp lực bán xuống là không quá lớn. Các đường MA5, 20, 100 đang cho xu hướng hội tụ lại 1 điểm ngụ ý sự tích lũy đang được nén khá chặt. Đường giá vẫn đang nằm trên đường hỗ trợ xu hướng tăng cho xu hướng tăng vẫn chưa bị bẻ gãy
– Khuyến nghị: Duy trì quan sát quanh vùng giá 83. Cân nhắc mở vị thế tại những nhịp giảm điểm quanh vùng giá 81- 82.
2. Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương – BWE (HOSE)
– Quan điểm kỹ thuật: BWE đóng cửa dưới đường MA5,20 ngụ ý xu hướng chính vẫn là giảm điểm. Thanh khoản tăng lên cho thấy áp lực khá mạnh. Đường MACD cho tín hiệu cắt xuống đường signal dưới cho thấy vị thế mua vẫn có những rủi ro nhất định.
– Khuyến nghị: Tiếp tục quan sát quanh vùng giá 20.
3. Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại – PPC (HOSE)
– Quan điểm kỹ thuật: : PPC có nhịp tăng ấn tượng sau chuỗi đi ngang kết hợp thanh khoản tăng lên ngụ ý tín hiệu tích cực cho xu hướng hiện tại. Đường MACD đã giao cắt lên trên đường signal cho vị thế mua hiện tại, với bóng nến trên khá dài cho thấy áp lực chốt lời vẫn khá lớn.
– Khuyến nghị: Tiếp tục quan sát quanh vùng giá, tránh mở vị thế mua đuổi.
4. Công ty Cổ phần Long Hậu – LHG (HOSE)
– Quan điểm kỹ thuật:: LHG tiếp tục suy giảm và trong nằm xu hướng giảm ngắn và trung hạn khi đường giá nằm dưới đường MA5,20, 50. Tuy nhiên, thanh khoản đang dần suy yếu cho thấy áp lực bán đang có phần suy yêu. Vùng hỗ trợ tiếp theo là vùng đáy cũ 17.5
– Khuyến nghị: Duy trì quan sát. Cân nhắc mở vị thế mua, nếu giá về vùng 17 – 18 và thanh khoản yếu
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
Trân trọng./.