SELECT MENU

Xác định đúng thời điểm mua – mô hình giá cốc – tay cầm

Khi tìm hiểu một cổ phiếu, quan trọng là phải dựa trên phân tích kỹ thuật và các biểu đồ để nhận biết tình hình hoạt động của nó. Trong bài này, chúng tôi sẽ đưa ra những chỉ dẫn cơ bản về cách đọc biểu đồ và giới thiệu một mô hình biểu đồ phổ biến – “chiếc cốc có tay cầm “.

Biểu đồ quan trọng như thế nào khi lựa chọn cổ phiếu?

Chúng ta đều biết câu nói, “thời gian là vàng”. Câu nói này không chỉ đúng trong cuộc sống mà còn đúng trên thị trường chứng khoán. Biết được thời điểm tốt nhất để mua hoặc bán cổ phiếu là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai cũng có thể học và nên học. 

Chúng tôi sử dụng cả những chỉ báo kỹ thuật và cơ bản bởi có những dấu hiệu xuất hiện trên biểu đồ, về khía cạnh kỹ thuật, có thể dự báo công khai và chuyên nghiệp sự thay đổi trong các nhân tố cơ bản. Điều này đặc biệt đúng khi những cổ phiếu hàng đầu đạt mức giá đỉnh điểm. Một số cổ phiếu có thể lên đến đỉnh điểm trong khi lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận ước tính có vẻ lớn.

Trong những năm nghiên cứu về những cổ phiếu thành công nhất trên thị trường chứng khoán, cùng với việc xem xét những nhân tố cơ bản, chúng tôi tập trung vào các chỉ báo kỹ thuật về diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch thông qua nghiên cứu biểu đồ của các cổ phiếu hàng đầu. Chúng tôi nhận thấy một điểm chung là vùng tích lũy giá hay các kiểu mô hình cơ bản cụ thể đều được hình thành trước khi các cổ phiếu bắt đầu một nhịp tăng mới.

Mẫu Hình Cốc – Tay Cầm

Có 3 mô hình cơ bản. Một trong những mô hình phổ biến nhất có tên là “chiếc cốc có tay cầm”.

Ảnh minh họa

Mô hình được đặt tên như vậy bởi nó có hình trông giống như chiếc cốc uống cà phê. Khoảng cách từ điểm A đến B là phần đáy bên trái được hình thành khi thị trường đi xuống; B là phần đáy cốc được hình thành khi thị trường đang ở giai đoạn chuyển mình giữa suy thoái, dập dềnh và tăng trưởng trong vài tuần, và từ B đến C là thời điểm giá cổ phiếu tăng đến một ngưỡng nào đó dưới mức giá trần cũ. Từ C đến D và E tạo nên phần tay cầm. Toàn bộ khu vực từ A đến E được gọi là “chiếc cốc có tay cầm”.

Nhưng không phải mô hình nào có dạng giống chiếc cốc đều là mô hình “cốc – tay cầm”. Để xác định xem mô hình đó có phải là mô hình cốc – tay cầm không chúng ta cần phải xét thêm 4 yếu tố sau:

_ Cốc – Tay cầm nằm trên đường MA 200

_ Phải có 1 xu hướng tăng tối thiểu 30% trước đó

Hầu hết các mô hình giá cơ bản  (ngoại trừ môt số mô hình đảo chiều) đều được hình thành trên đường tăng giá của cổ phiếu, và mô hình cốc tay cầm cũng không ngoại lệ. Ý nghĩa của việc này là do hoạt động chốt lời và “thay máu” nhà đầu tư trên thị trường. 1 góc nhìn cũng đễ hiểu nữa là cổ phiếu phản ánh giá trị của doanh nghiệp, khi nó bước vào 1 chu kỳ tăng nhất định nào đó thì nó cần có sự chững lại để “nhìn lại” giá trị của nó đã hợp lý hay chưa!. Nếu nó là hợp lý thì xác suất mẫu hình phía trên nó sẽ thành công là khá cao và ngược lại.

Đối với mẫu hình “cốc – tay cầm”, nếu được hình thành trên 1 mức đã tăng càng cao thì tính cơ bản của doanh nghiệp đó trong tương lai càng có độ tin cậy lớn.

_ Độ sâu và hình dáng của phần cốc

Phần cốc có dạng chữ U sẽ đáng tin cậy hơn dạng chữ V

Thanh khoản phải có sự đồng bộ với xu hướng giá. Nhưng thanh khoản cao nhất cần có xu hướng giảm dần khi giá chạy từ A đến C

Độ sâu lý tưởng của cốc là mức thụt lùi tương ứng với fibonanci 38.2% của sóng tăng trước đó. Mức tối đa chấp nhận là mức 50% – 61.8%. Nếu phần cốc sâu hơn mức đó thì xác suất đúng của mô hình là rất thấp, nếu mô hình thành công thì cũng không đủ mạnh.

_ Phần tay cầm: Có thì đẹp, không có cũng không sao (Dạng biến thể: cốc – không quai)

Phần tay cầm nằm ở phía nửa trên của cốc, tốt nhất là trên ngưỡng fibonanci 38.2% tính từ đáy cốc. Càng nông càng tốt

Phần tay cầm chữ U tốt hơn chữ V

Thanh khoản đồng bộ với biến động của giá. Tthanh khoản cạn kiệt, thậm chí mất thanh khoản ở vùng trũng càng tốt

Biên độ giá từng phiên càng hẹp càng tốt

Điểm mua lý tưởng

Trong nghiên cứu về những cổ phiếu thành công, chúng tôi cũng xác định được điểm mua tốt nhất cho một cổ phiếu. Trong mô hình “chiếc cốc có tay cầm”, thời điểm tốt để mua cổ phiếu theo kinh nghiệm của chúng tôi là mua ở khu vực tay cầm. Bạn nên chia làm 2-3 lần mua, dải dần từ C đến E. Điểm mua cuối nên là điểm mà tại đó ta xác định được rằng mẫu hình cốc tay cầm này đã thành công, nhưng điểm mua đó không được vượt quá 5% so với đỉnh cao nhất của mô hình này. Lý do đơn giản là vì có nhiều trường hợp mẫu hình vượt đc 5 – 10% so với đỉnh xong thất bại rơi xuống mạnh, việc nâng giá vốn lên cao có thể sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái bị động khi điều này xảy ra. 

Tại sao không mua ngay ở khu vực đáy cốc?

Mọi người thường cảm thấy không thoải mái khi phải chờ đợi điểm mua vì cổ phiếu thường có mức giá cao hơn các mức giá khác trong khu vực đáy. Họ hỏi: “Tại sao không mua sớm hơn ở mức giá rẻ hơn để có một giao dịch thành công? Tại sao lại chờ đến khi cổ phiếu tăng vài điểm trước khi mua?”

Bạn cần nhớ rằng: Mua sớm, mua muộn không bằng mua đúng lúc. Mục đích không phải là mua ở mức giá rẻ nhất khi cổ phiếu có khả năng biến động giá lớn mà là mua đúng thời điểm có các cơ hội khiến cổ phiếu tăng giá đáng kể. Nếu tất cả các nhân tố kỹ thuật và cơ bản của nó đều hợp lý, cổ phiếu không giảm 8% so với giá ban đầu, và có cơ hội lớn để tăng giá cao hơn. Nếu làm đúng quy tắc này, đây là điểm ít rủi ro nhất.

Vào ngày cổ phiếu đảo chiều tăng vượt đỉnh cũ (Break), khối lượng giao dịch cần phải tăng ít nhất 50% so với mức giao dịch trung bình hàng ngày. Lượng cầu mua của các tổ chức lớn đối với cổ phiếu của bạn tại điểm mua then chốt này cũng rất quan trọng. 

Những cổ phiếu mạnh tăng giá ít nhất 30% khi bước vào xu hướng tăng . Mô hình “chiếc cốc có tay cầm” hoàn chỉnh cần ít nhất 7 đến 8 tuần để hình thành (từ điểm A đến điểm E). Nếu không, nó có thể thiếu sót và thất bại sau khi cổ phiếu đảo chiều. Mức giá thấp của một số cổ phiếu có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn, khoảng 15 tháng. Đa số cổ phiếu giảm 20% đến 30% từ mức giá cao nhất phần cốc tới đáy cốc (từ A đến B). Các phần tay cầm có thể chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn (1 hoặc 2 tuần), hoặc kéo dài một vài tuần, và phải hướng xuống vùng giá thấp. Điều này nhằm mục đích rũ bỏ nốt một bộ phận nhà đầu tư nhỏ lẻ đu hàng vùng đỉnh C.

Các tay cầm hợp lý hiếm khi kéo giá xuống hơn 10% hoặc 15%. Chúng thường thể hiện khối lượng giao dịch giảm (cạn cung), hoặc biên độ biến động giá được siết chặt (trong một vài tuần). Đó là một tín hiệu tích cực.

Lý thuyết có vẻ rõ ràng, nhưng diễn biến của cổ phiếu có thật sự hình thành các mô hình như vậy không?

Để hình dung rõ hơn, chúng ta cùng đi phân tích ví dụ sau:

Mô hình cốc tay cầm cổ phiếu NLG cuối năm 2018 (Tăng 43,4% tính từ khi break khỏi mô hình)

  1. NLG nằm trên MA 200
  2. Mẫu hình cốc tay cầm được hình thành sau 1 xu hướng tăng trên 30% trước đó.
  3. Độ sâu của cốc: Phần đáy cốc có mức thoái lui 50% của xu hướng tăng trước đó. Cốc có dạng chữ U. Thanh khoản cạn tại B và đồng bộ trên đường biến động. Cốc được hình thành trong ~ 05 tháng (~20 tuần).
  4. Độ sâu của tay cầm (D) tương ứng với mức hỗ trợ fibonanci 38.2% của đoạn BC. Thanh khoản cạn tại D và đồng bộ trên đường biến động. Tay cầm được hoàn thiện trong 4 tuần.
  5. Thanh khoản giảm dần từ A đến E

Điểm mua lý tưởng mà O’Neil đề xuất là khi giá phá vỡ điểm cao nhất tại E nhưng không cao hơn 5% so với điểm phá vỡ. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng ta có thể chia ra mua làm nhiều lần trong đoạn từ D đến E, điểm mua cuối sẽ là điểm break tại E. Điều này sẽ giúp các bạn hạn chế thu lỗ khi mô hình đi không như dự tính ban đầu.

Trân trọng./.

—————————
Tâm Thanh – Chuyên viên Phân tích, Tư vấn đầu tư chứng khoán
Điện thoại / Zalo / Viber: 0889 656 908

Room Tư vấn miễn phí: TẠI ĐÂY

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

error: Content is protected !!